Bài Ca Truyền Thống Công Đoàn Việt Nam

Bài Ca Truyền Thống Công Đoàn Việt Nam

• Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

• Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, tài thao lược đánh giặc của dân tộc ta.

Italobrothers - Love Is On Fire

Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, với gần 3000 hòn đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Chúng ta hoàn toàn có đầy đủ căn cứ khoa học một cách vững chắc cả về lịch sử và pháp lý phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế. Nhà nước Việt Nam từ lâu đã chiếm hữu thật sự quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào và liên tục thực hiện chủ quyền thực sự của mình đối với hai quần đảo này.

Thời vua Lê Thánh Tông đã cho vẽ bản đồ mang tên “Hồng Đức bản đồ”. Đến những năm đầu thế kỷ XVII một nho sinh tên là Đỗ Bá đã vẽ bản đồ này với tên gọi thân thương là Bãi Cát Vàng. Khi nói đến Hoàng Sa, Trường Sa chúng ta càng tự hào khi thấy bản đồ mà Phan Huy Chú đã vẽ năm 1834 (triều vua Minh Mạng) khẳng định rõ ràng Hoàng Sa, Trường Sa, Bãi Cát Vàng đó thuộc về Việt Nam.

Năm 1776 khi Lê Quý Đôn được vào nhận chức ở Thuận Hóa cũng viết và kể lại rằng có những đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải mà Chúa Nguyễn đã cử ra quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để thu lượm những sản vật, những đội đó có những lễ khao lề thế lính mà giờ đây ở những làng ven biển vẫn tổ chức hàng năm vào tháng 3 Âm lịch. (Tháng 8/2011 phát hiện thêm một bài văn tế lính Hoàng Sa – Trường Sa ở ngay trong đất liền, tại thôn Gia Hòa, xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Như vậy, không chỉ ở Lý Sơn mới tổ chức các nghi lễ về khao lề thế lính Hoàng Sa – Trường Sa mà ngay ở trong đất liền (các vùng ven biển) của tỉnh Quảng Ngãi cũng từng tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa – Trường Sa).  Ngày 28/4/2013, tại đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn lễ đón nhận bằng “Di sản văn hóa phi vật thể lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” đã được tỉnh Quảng Ngãi long trọng tổ chức – Đây là việc làm có ý nghĩa to lớn, một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Gắn liền với cuộc sống của cư dân đảo ngoài những lễ nghi truyền thống còn có hơi thở của biển, của tiếng ốc u năm xưa mà cho đến bây giờ vẫn còn vang xa: “Ốc u đã thổi lên rồi, để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa”

Lịch sử trải dài mấy trăm năm, không chỉ xác lập chủ quyền bằng những đội hùng binh ấy mà đến đầu thế kỷ XX, trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã có thêm nhiều hoạt động về khoa học kỹ thuật như: khảo sát xây dựng hải đăng, lập trạm vô tuyến, đặt trạm khí tượng thủy văn cung cấp số liệu quan trắc cảnh báo thời tiết cho khu vực và tổ chức Khí tượng thế giới,….

Giai đoạn đất nước bị chia cắt thành hai miền, phần lãnh thổ đảo Hoàng Sa, Trường Sa vẫn thuộc chính quyền Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý. Năm 1961 Nha khí tượng đã có những quyết định cử những người có trách nhiệm ra đảo để làm nhiệm vụ. Những văn bản cứ tiếp nối như vậy để chúng ta thấy được rằng bằng chứng của chúng ta về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa rất rõ ràng, xác thực, sự quản lý đó có tính chất Nhà nước.

Trải qua những biến thiên của lịch sử, năm 1975: Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam vinh dự nhận nhiệm vụ hành quân, tiến công và ra tiếp quản các đảo, quần đảo. Ngày 14/4/1975 đảo Song Tử Tây được giải phóng, tiếp theo là các đảo Sơn Ca (25/4), Nam Yết (27/4) và đảo Trường Sa (28/4). Sáng ngày 29/4 thêm 6 đảo thuộc quần đảo Trường Sa được giải phóng.Các đơn vị hải quân đã sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo.

Sau khi đất nước thống nhất, với tư cách kế thừa quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng liên quan trực tiếp đến hai quần đảo này. Trong đó, có Luật Biên giới quốc gia năm 2003, Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Trong các năm 1979, 1981 và 1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã 3 lần công bố Sách trắng về 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến những kiến thức cơ bản và các văn bản pháp luật về biển đảo của Nhà nước ta và luật biển quốc tế, những cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với các quần đảo trên biển đông, những văn bản pháp lý về biển, đảo Việt Nam đã ký kết với các nước láng giềng, các nước có liên quan. Tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển, đảo, giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển giữa các quốc gia có biển, đã góp phần làm cho nhận thức của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ về vị trí chiến lược của biển, đảo từng bước được nâng cao.

Để tiếp tục phát huy các tiềm năng của biển, đảo nước ta trong thế kỷ XXI, Hội nghị lần thứ tư ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” trong đó nhấn mạnh “ Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương”.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW; Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 phê duyệt đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển; Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 phê duyệt đề án đảm bảo mạng lưới thông tin biển, đảo; Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 phê duyệt đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam.

Thực hiện các Quyết định của Chính phủ về chiến lược biển, đảo cùng với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân nên trong những năm qua, nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng như: Kinh tế biển, ven biển được quan tâm đầu tư, phát triển theo hướng khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên biển kết hợp phát triển lâm nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản gắn phát triển nuôi trồng với nâng cao hiệu quả khai thác đánh bắt, tăng nhanh các ngành dịch vụ, du lịch, kết hợp phát triển kinh tế biển bền vững với đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng chân ổn định, vững chắc sẵn sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển, xây dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc quần đảo.

QĐND -  Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ vùng biển và bờ biển (từ Móng Cái-Quảng Ninh đến Cửa Tùng-Quảng Trị), ngày 7-5-1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định 284/NĐ-A thành lập Cục Phòng thủ Bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng-tiền thân của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay. Cục Phòng thủ Bờ biển ra đời mở đầu thời kỳ xây dựng và phát triển của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Quán triệt Nghị quyết Trung ương 15 (khóa II), Tổng Quân ủy quyết định đẩy mạnh xây dựng quân đội, nâng cao sức mạnh chiến đấu các lực lượng. Theo phương hướng đó, ngày 24-1-1959, Bộ Quốc phòng ra Nghị định 320/NĐ thành lập Cục Hải quân trên cơ sở Cục Phòng thủ Bờ biển, với nhiệm vụ tham mưu cho bộ xây dựng, chỉ huy lực lượng, quản lý quân cảng, bảo vệ hải phận miền Bắc. Đây là bước chuyển quan trọng từ nhiệm vụ nghiên cứu sang chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động xây dựng, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Để bảo đảm cho Hải quân phát huy được sức mạnh hiện có và phát triển trong tương lai, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện đế quốc Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam và âm mưu leo thang tiến hành chiến tranh đánh phá ra miền Bắc, ngày 3-1-1964, Bộ Quốc phòng ra Quyết định 01/QP thành lập Bộ tư lệnh Hải quân trên cơ sở Cục Hải quân. Đến đây, Hải quân đã trở thành một quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam, đánh dấu bước phát triển quan trọng về quy mô tổ chức, sức mạnh chiến đấu và là lực lượng nòng cốt trên chiến trường sông, biển, lập nhiều chiến công.

Mở đầu là ngày 2 và ngày 5-8-1964, Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc của đế quốc Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc, bắn rơi 1 máy bay; hiệp đồng chiến đấu với lực lượng Phòng không ba thứ quân và quân-dân các địa phương ven biển miền Bắc bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống giặc lái, lập nên chiến công đánh thắng trận đầu.

Tiếp đó, những năm 1965-1968 và 1972-1973, trong điều kiện vừa tổ chức xây dựng lực lượng, vừa tham gia chiến đấu, Hải quân nhân dân Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ, đánh 716 trận, bắn rơi 118 máy bay, bắn bị thương 102 lần chiếc, bắn chìm và bắn bị thương 45 tàu, thuyền địch, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Đồng thời, Hải quân nhân dân Việt Nam đã nêu cao ý chí quyết tâm “Đánh địch mà đi, mở luồng mà tiến”, làm nòng cốt phối hợp, hiệp đồng với các LLVT, các bộ, ngành, địa phương đánh bại chiến tranh phong tỏa sông, biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường của đế quốc Mỹ (trực tiếp tháo gỡ, rà phá, làm mất hiệu lực 2.400 quả thủy lôi), mở tuyến, thông luồng, nối lại tuyến vận tải đường biển chiến lược chi viện miền Nam.

Thực hiện nhiệm vụ chi viện chiến trường miền Nam, trong những năm 1961-1975, Hải quân nhân dân Việt Nam mở Đường Hồ Chí Minh trên biển. Đây là một nhiệm vụ to lớn nhưng vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Nhưng với quyết tâm cao độ, Hải quân nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều phương thức vận chuyển táo bạo, hình thành nhiều tuyến, mở hàng chục bến bãi dọc ven biển miền Nam, đến tận cùng đất nước và sát cửa ngõ Sài Gòn, mưu trí vượt qua các phòng tuyến bao vây, phong tỏa của địch, vận chuyển hàng trăm nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn dược, thuốc men, hàng chục nghìn lượt người đến những chiến trường khó khăn nhất, nơi mà Đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ không vươn tới được. Đường Hồ Chí Minh trên biển đã trở thành con đường huyền thoại, là nét sáng tạo độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Trên chiến trường miền Nam, Hải quân nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra cách đánh đặc công nước hết sức độc đáo, táo bạo trên chiến trường sông, biển, đánh hơn 300 trận, đánh chìm, đánh hỏng 336 tàu, xuồng, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần cùng các lực lượng trên khắp chiến trường miền Nam đánh chìm, đánh hỏng 4.473 tàu, thuyền địch, đánh sập hàng trăm cầu cống... Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Hải quân huy động cao nhất tàu, thuyền để đưa gần 4000 cán bộ, chiến sĩ đi chiến đấu; phối hợp cùng Quân khu 5 thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ven biển miền Trung, vùng biển Tây Nam, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.

Trong những năm đầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất, Hải quân đã tham gia chiến đấu bảo vệ vùng biển phía Tây Nam Tổ quốc, tiếp đó làm nhiệm vụ quốc tế, góp phần giải phóng thủ đô Phnôm Pênh, thành phố Cô Công, các vùng biển Cam-pu-chia, cứu nhân dân nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng. Đồng thời, giúp bạn Lào xây dựng lực lượng, đào tạo cán bộ, thợ kỹ thuật, đóng mới tàu vận tải… góp phần tăng cường mối quan hệ đoàn kết Việt-Lào, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả. Trong thời kỳ đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Hải quân nhân dân Việt Nam đã tập trung củng cố và phát triển lực lượng theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc. Hiện nay, Quân chủng Hải quân được tổ chức thành 5 vùng chiến lược trải dọc theo chiều dài ven biển của đất nước, với đầy đủ 5 binh chủng (tàu mặt nước; tàu ngầm; không quân Hải quân; pháo-tên lửa bờ biển; Hải quân đánh bộ-đặc công Hải quân và phòng thủ đảo), đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó.

Với những thành tích tiêu biểu trên, Hải quân nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn lời căn dặn của Bác Hồ khi Người về thăm Hải quân (15-3-1961): “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”(1). Ghi nhận những chiến công đặc biệt xuất sắc của Hải quân nhân dân Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, tặng thưởng 2 Huân chương Sao Vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Độc lập, 3 Huân chương Quân công, 1 Huân chương Lao động. Hàng nghìn lượt tập thể và cá nhân được các cấp tặng danh hiệu anh hùng, huân chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác… Gần 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến, quyết thắng”.

“Chiến đấu anh dũng” vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc là sự kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Ra đời trong những năm tháng đất nước bị chiến tranh chia cắt, trải qua 16 năm đối đầu với đế quốc Mỹ và tay sai, tiếp đó làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn, ngày nay, Hải quân nhân dân Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong điều kiện tình hình tranh chấp chủ quyền căng thẳng, phức tạp, nếu không có lòng dũng cảm của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ thì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù có thể mất mát hy sinh, nhưng vì độc lập, tự do của dân tộc, vì sự toàn vẹn chủ quyền biển, đảo, bộ đội Hải quân luôn chiến đấu dũng cảm, kiên cường trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió, bảo vệ vững chắc từng sải biển, từng tấc đảo của Tổ quốc.

“Mưu trí, sáng tạo” trong chiến đấu, học tập và công tác là nguồn sức mạnh to lớn để Hải quân nhân dân Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bộ đội Hải quân luôn thể hiện sự mưu trí, sáng tạo ngay trong quá trình học tập, huấn luyện để khi bước vào chiến đấu đạt hiệu suất cao. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Hải quân nhân dân Việt Nam đã phát huy trí tuệ tập thể, dày công nghiên cứu, rút kinh nghiệm sau từng trận đánh, từng chiến dịch, hình thành nhiều cách đánh, chế tạo, cải tiến nhiều loại vũ khí trang bị để chiến đấu thắng lợi. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình trên biển diễn biến phức tạp, khó lường; Hải quân luôn nêu cao cảnh giác, sáng suốt nhận định, đánh giá đúng âm mưu của nước ngoài, không bị động, bất ngờ; mưu trí, sáng tạo, linh hoạt trong xử lý các tình huống; không mắc mưu khiêu khích; không để nước ngoài xâm phạm, lấn chiếm, đánh chiếm biển, đảo của ta, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển.

“Làm chủ vùng biển”, đảo, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc, được Hải quân xác định luôn phấn đấu cả trong thời bình và thời chiến. Ngay từ những năm đầu thành lập, tuy lực lượng còn hết sức non trẻ, nhưng Hải quân nhân dân Việt Nam vẫn thường xuyên tuần tra, làm chủ vùng biển Đông Bắc. Tiếp đó, Hải quân đã sử dụng lực lượng tàu vận tải từ miền Bắc vượt hàng nghìn ki-lô-mét vận chuyển chi viện cho cách mạng miền Nam. Trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Bộ đội Hải quân làm nòng cốt tổ chức rà quét, khơi thông luồng lạch, làm hồi sinh các cảng biển và tuyến vận chuyển chiến lược. Trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, Hải quân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ phối hợp, hiệp đồng tác chiến trên hướng biển, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Quân chủng Hải quân đẩy mạnh xây dựng, phát triển lực lượng hiện đại, gắn xây dựng lực lượng quản lý, bảo vệ với lực lượng khai thác biển, tạo thế trận liên hoàn bờ-biển-đảo, nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo từ gần đến xa của Tổ quốc.

“Quyết chiến, quyết thắng”, là truyền thống quý báu của quân đội ta, được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân kế thừa, phát huy trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do của dân tộc và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Phát huy truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vừa qua, ngày nay, Hải quân nhân dân Việt Nam luôn ngày đêm bám biển, bám tàu, bám đảo, một tấc không đi, một ly không rời, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chặng đường gần 6 thập kỷ xây dựng, chiến đấu, chiến thắng, trưởng thành đã qua để lại cho Hải quân nhân dân Việt Nam nhiều bài học có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, trong đó có một số bài học lớn, chủ yếu sau đây:

Một là, tuyệt đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng, thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng Đảng bộ thực sự trong sạch vững mạnh.

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng LLVT cách mạng nói chung, Hải quân nói riêng, nhằm bảo đảm sự lãnh đạo “tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt” của Đảng đối với Quân chủng Hải quân; là cơ sở để Hải quân luôn là lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Tổ quốc và nhân dân; phát huy vai trò của một quân chủng chiến đấu quan trọng trên hướng biển. Trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, Hải quân luôn tuyệt đối trung thành với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng. Đồng thời luôn quan tâm xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, thực sự là hạt nhân lãnh đạo đơn vị. Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hải quân nhân dân Việt Nam luôn kiên định với mục tiêu lý tưởng của Đảng, kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền, đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định trên biển, đảo để phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Hai là, coi trọng xây dựng quân chủng vững mạnh về chính trị, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu.

Quy luật của chiến tranh là mạnh được, yếu thua. Lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cũng đã chỉ ra rằng: Khi quần chúng đã được thấm nhuần sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng cách mạng thì sức mạnh chính trị tinh thần của quần chúng sẽ biến thành sức mạnh vật chất to lớn để chiến thắng kẻ thù. Nhận thức đầy đủ tính quy luật này, Hải quân nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để xây dựng quân chủng vững mạnh về chính trị, có ý chí quyết tâm “Dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng”, nêu cao sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì chủ quyền biển, đảo. Hiện nay, trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, Hải quân nhân dân Việt Nam phải khắc sâu bài học từ thực tiễn lịch sử, tiếp tục làm tốt công tác xây dựng nhân tố chính trị tinh thần cho bộ đội (nhất là ý chí quyết tâm dám đánh, biết đánh, quyết đánh và niềm tin chiến thắng chiến tranh công nghệ cao); khắc phục khó khăn, đổi mới, sáng tạo, không ngừng học tập, rèn luyện, vươn lên làm chủ khoa học-công nghệ, xây dựng quân chủng chính quy, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Ba là, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển vững mạnh; từng bước xây dựng lực lượng gắn với điều chỉnh tổ chức, cơ cấu hợp lý.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển là bài học xuất phát từ đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở rất quan trọng để Hải quân nhân dân Việt Nam cùng quân-dân cả nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ miền Bắc, cùng miền Nam đánh thắng Mỹ-ngụy, giành độc lập trước đây cũng như bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển, đảo hiện nay. Trong khi củng cố và tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, phải tập trung xây dựng bộ đội Hải quân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, có tổ chức, biên chế phù hợp, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, đồng bộ cả về con người và vũ khí trang bị. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy: Phải gắn chặt giữa xây dựng với chiến đấu, xây dựng tốt để chiến đấu tốt, chiến đấu tốt để xây dựng tốt; gắn xây dựng lực lượng chính quy, hiện đại với giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng; bảo đảm hài hòa giữa mục tiêu chiến lược lâu dài với mục tiêu cấp bách trước mắt; gắn xây dựng cơ cấu thành phần lực lượng chiến đấu (các binh chủng) với xây dựng đội ngũ cán bộ và đẩy mạnh công tác huấn luyện, đào tạo; kết hợp tăng cường vũ khí trang bị mới với quản lý, khai thác, khôi phục, cải tiến vũ khí trang bị phù hợp với cách đánh của ta…

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình biển, đảo có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Để chủ động giành thắng lợi, Hải quân cần tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, dựa trên nền tảng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển để tiến hành đấu tranh, bảo vệ thắng lợi chủ quyền biển, đảo.

Bốn là, thường xuyên nêu cao cảnh giác, nắm chắc tình hình; tích cực huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.

Một trong những yếu tố cơ bản nhất để giành thắng lợi trong chiến đấu là phải nêu cao cảnh giác, đánh giá đúng tình hình địch, ta, chiến trường, làm cơ sở để xây dựng phương án tác chiến và hạ quyết tâm chiến đấu chính xác. Trong hai cuộc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, Quân chủng Hải quân đã thường xuyên nắm chắc âm mưu, thủ đoạn, quy luật hoạt động của Hải quân, Không quân Mỹ-ngụy, nhờ đó đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng tránh và tìm ra cách đánh hiệu quả, đánh bại các đợt tập kích, phong tỏa của địch. Tuy nhiên, cũng có những lúc ta còn mất cảnh giác, nắm địch, nắm chiến trường chưa chắc, dẫn đến bị bất ngờ, thiệt hại về người và vật chất. Ngày nay, trước những diễn biến mau lẹ, phức tạp, khó lường của tình hình trên biển, đặc biệt là âm mưu độc chiếm Biển Đông của nước ngoài, quân chủng Hải quân càng phải đề cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, không để bị động, bất ngờ, đồng thời đẩy mạnh huấn luyện, nhất là huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị mới và luyện tập các phương án tác chiến, sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi tình huống, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Năm là, chủ động làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ.

Trong thực hiện bất cứ nhiệm vụ quân sự nào, công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật luôn giữ vai trò rất quan trọng. Đối với Quân chủng Hải quân-một quân chủng kỹ thuật, chiến đấu, phạm vi hoạt động rộng, có nhiều lực lượng hoạt động liên tục trong thời gian dài, độc lập, xa căn cứ, thì việc bảo đảm hậu cần, kỹ thuật càng có ý nghĩa quan trọng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vừa qua, quân chủng luôn chú trọng xây dựng các căn cứ, cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; tổ chức bảo đảm đầy đủ các loại vật chất hậu cần và tình trạng kỹ thuật cho phương tiện, vũ khí trang bị tham gia chiến đấu giành thắng lợi.

Trong tình hình hiện nay, quân chủng phải tích cực nghiên cứu, tổng kết, vận dụng kinh nghiệm bảo đảm hậu cần, kỹ thuật trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ Tổ quốc vừa qua, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới. Tập trung xây dựng các cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và các phương thức bảo đảm mới theo kịp sự phát triển các lực lượng mới, hiện đại (tàu ngầm, không quân…), đáp ứng yêu cầu tác chiến nhanh, hiện đại, tác chiến liên hợp trên các môi trường không-bộ-biển-ngầm.

Sáu là, tự lực, tự cường; tranh thủ sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế để xây dựng quân chủng chính quy, hiện đại, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Với quan điểm tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước bè bạn quốc tế, ta đã từng bước xây dựng Hải quân từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ lạc hậu tiến dần lên chính quy, hiện đại, vừa chiến đấu, vừa xây dựng, trưởng thành nhanh chóng, trở thành một quân chủng có nhiều thành phần lực lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong điều kiện tiềm lực kinh tế, quân sự của ta còn hạn chế, những năm 1955-1975, nhờ có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã tổ chức được các đơn vị tàu tuần tiễu, phóng lôi, săn ngầm làm lực lượng tiến công chủ yếu trên biển và các đại đội pháo bờ để bảo vệ các mục tiêu ven biển. Từ khi đất nước thống nhất đến nay, Hải quân vẫn duy trì và mở rộng hợp tác với Hải quân các nước trong khu vực và trên thế giới để trao đổi, học tập kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, tiếp nhận vũ khí trang bị, chuyển giao công nghệ, cùng nhau xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định. Song song với tranh thủ tối đa ngoại lực, Hải quân vẫn kiên trì đường lối độc lập, tự chủ của Đảng, Nhà nước, không bị phụ thuộc hoàn toàn vào bạn, chủ động nghiên cứu, xây dựng lực lượng từng bước làm chủ công nghệ, nghiên cứu, sản xuất các loại phương tiện, vũ khí trang bị đáp ứng yêu cầu tác chiến trên chiến trường sông, biển của Việt Nam.

Hải quân nhân dân Việt Nam là quân chủng anh hùng của quân đội anh hùng, với một bề dày truyền thống rất vẻ vang. Trong gần 6 thập kỷ xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, mà thường xuyên và trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, lập nhiều chiến công xuất sắc, xây đắp nên truyền thống “Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến, quyết thắng”. Truyền thống và những bài học rút ra từ thực tiễn lịch sử là nền tảng vững chắc để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân hôm nay phát huy lên một tầm cao mới trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.

(1) Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam 1955-2005, Nxb QĐND, trang 80.

Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ  trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân