Quốc huy có thể xem như con dấu của Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban nhân dân, Viện Kiểm Sát và các cơ quan hành chính nhà nước khác. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước đều phải có hình Quốc huy. Vậy Quốc huy Việt Nam có gì đặc biệt, qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Quốc huy có thể xem như con dấu của Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban nhân dân, Viện Kiểm Sát và các cơ quan hành chính nhà nước khác. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước đều phải có hình Quốc huy. Vậy Quốc huy Việt Nam có gì đặc biệt, qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Quốc huy Việt Nam chủ yếu được làm bằng chất liệu đồng đỏ hoặc đồng vàng, mà không phải chất liệu khác. Lý do là bởi đồng có ưu điểm về độ bền bỉ và vẻ đẹp khi chế tác thành phẩm. Với việc trưng bày biểu tượng Quốc gia Việt Nam ngoài trời, thường xuyên chịu tác động của yếu tố thời tiết, không lo xảy ra tình trạng oxy hóa, hoen gỉ.
Tuy nhiên, cần đảm bảo là sử dụng đồng nguyên chất, không pha trộn quá nhiều tạp chết khác, thì mới đảm bảo chất lượng và độ bền. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở nhận đúc Quốc huy đồng, nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín. Khách hàng cũng rất khó để nhận biết đâu là đồ bằng tốt.
Quốc huy bằng đồng đẹp, đa dạng kích thước tại Đồ Đồng Sài Gòn
Vì vậy, tốt nhất, quý khách nên tìm tới cơ sở đúc đồng có tiếng, lâu năm như Đồ đồng Sài Gòn. Để trực tiếp tham quan, mua sắm các mẫu Quốc huy biểu tượng đất nước Việt Nam đẹp nhất.
Các mẫu quốc huy Việt Nam tại đây đa dạng kích thước lớn nhỏ. Nhận chế tác theo yêu cầu riêng, cung cấp đủ mọi số lượng, tuân thủ đúng tiến độ giao hàng, chuẩn mẫu.
Với nội dung bài viết phía trên, Đồ Đồng Sài Gòn đã giải thích cho quý khách về Quốc huy Việt Nam. Nếu còn gì thắc mắc nào hoặc cần đặt mua Quốc huy đồng xin vui lòng liên hệ trực tiếp sẽ được hỗ trợ.
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 - 2017
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2005 - 2017?
(HNNN) - Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu trưng thể hiện chủ quyền và bản sắc của mình. Quốc huy toàn diện, uy nghi, trang trọng là biểu tượng đặc biệt, thiêng liêng, cao quý và đầy tự hào.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp thất bại hoàn toàn và phải trao trả độc lập, chủ quyền cho Việt Nam. Trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước sau chiến tranh, một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là phải thiết lập được Quốc huy biểu trưng cho quốc gia, cho sự độc lập, chủ quyền của đất nước, cho bản sắc của dân tộc. Tại kỳ họp thứ năm (ngày 15 đến 20-9-1955) của Quốc hội khóa I, sau khi xem xét, cân nhắc rất nhiều mẫu, Tiểu ban Nghiên cứu ba vấn đề Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy đã quyết định trình mẫu Quốc huy do Chính phủ đề nghị và được đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Mẫu Quốc huy này được các họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992), Trần Văn Cẩn (1910-1994) và một số đồng nghiệp sáng tác, lựa chọn, chỉnh sửa, hoàn thiện... theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt.
Ngày 14-1-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 254-SL ban bố mẫu Quốc huy của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, kèm theo có Phụ bản số 1 in hình mẫu Quốc huy Việt Nam đã hoàn thiện, có đủ màu và Điều lệ số 973-TTG về việc dùng Quốc huy do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký, cùng Phụ bản số 2 in hình mẫu Quốc huy vẽ rõ nét từng chi tiết bông lúa, lá lúa, hạt lúa, ngôi sao, bánh xe răng và dải băng đỏ có dòng chữ “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại kỳ họp đầu tiên (ngày 24-6 đến 3-7-1976), Quốc hội Việt Nam khóa VI đã ra nghị quyết về tên nước, Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô và Quốc ca, do Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh ký, trong đó không sửa đổi mẫu Quốc huy, chỉ thay tên nước thành “Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ tươi, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho máu đỏ da vàng, cho lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết cùng tiền đồ rực rỡ của dân tộc ta, đất nước ta; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho truyền thống nông nghiệp vững chắc; dòng chữ tên quốc gia (quốc hiệu) phía dưới và bánh xe răng (gồm 10 bánh răng) tượng trưng cho liên minh công nhân - nông dân - trí thức là nòng cốt của khối đại đoàn kết dân tộc, cho nền nông nghiệp cũng như xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoản 2 Điều 13 Hiến pháp năm 2013 hiện hành quy định: “Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng 5 cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngày 27-2-2004, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 42/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Phan Văn Khải về việc xác định tác giả vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam: “Việc xây dựng mẫu Quốc huy Việt Nam được thực hiện theo chủ trương của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta. Mẫu Quốc huy Việt Nam là một cống hiến chung của giới mỹ thuật cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến công lao của họa sĩ Bùi Trang Chước - người đã vẽ mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn, hoàn thiện, và họa sĩ Trần Văn Cẩn - người đã chỉnh sửa, hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt...”. Theo kết luận đó, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã báo cáo chính thức để công nhận họa sĩ Bùi Trang Chước là tác giả của Quốc huy Việt Nam.
Ngắm nhìn hình mẫu của Quốc Huy Đảng Cộng Sản Việt Nam chuẩn nhất
Hình mẫu chuẩn của Quốc Huy Đảng Cộng Sản Việt Nam là hình tròn, ở giữa có ngôi sao năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng.
Quy chuẩn khi chế tác logo Quốc huy Việt Nam bằng đồng được hầu hết các nghệ nhân áp dụng đó là hai bông lúa chín màu vàng sẫm uốn cong. Một bánh xe răng cưa màu vàng tươi đặt cân đối, nằm giữa hai bó lúa buộc chéo. Phía dưới cùng là băng đỏ có dòng chữ màu vàng là Việt Nam dân chủ cộng hoà rõ nét, nổi bật. Thiết kế quấn bánh xe và hai bó lúa với nhau. Màu vàng có thể được nghệ nhân thay thế bằng màu vàng kim nhũ.
Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà kích thước hình ảnh Quốc huy Việt Nam khác nhau. Đa phần, tại các không gian như tỉnh ủy, ủy ban, hình Quốc kỳ Việt Nam và Quốc huy được làm cỡ lớn được treo ở cửa chính hội trường. Còn Quốc huy nhỏ được treo trưng bày trong văn phòng.
Ngoài ra, ảnh Quốc kỳ, Quốc huy cũng được gia công kích cỡ mini. Để sử dụng làm vật trang trí để bàn, làm quà tặng đối tác nước ngoài vô cùng ý nghĩa.
- Nơi treo Quốc huy nước Việt Nam
+ Nhà họp của Hội Đồng Chính Phủ, của Quốc Hội
+ Trụ sở Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố, thị xã, huyện, xã
+ Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán, Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài
+ Vị trí treo ở cửa chính cơ quan, về phía trên, ở khu vực trông rõ nhất
Ngoài ra, cùng với cờ nước Việt Nam, Quốc huy thường được treo ở các lễ đài, do Chính Phủ, hay các cấp chính quyền tổ chức vào các ngày lễ trọng đại trong năm như 2/9, 1/5.
Nghi thức rước Quốc huy thường diễn ra trong các cuộc mít tinh, tổ chức ngày 1/5 và 2/9.
Hình Quốc huy biểu tượng nước Việt Nam, được in, đóng dấu trên các loại giấy tờ sau:
+ Bằng huân chương, bằng khen của Chủ tịch nước, Thủ Tướng Chính Phủ
+ Các văn bản ngoại giao: Quốc thư, ủy nhiệm thư, thư giới thiệu của Chủ tịch nước, Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
+ Các công hàm, thiệp mời, phong bì của Chủ tịch nước, Thủ Tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
+ Thư từ, thiếp mời, phong bì giao thiệp với cơ quan nước ngoài của Trưởng ban Thường trực Quốc Hội, Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại nước ngoài