Các Chính Sách Của Nhà Nước Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam

Các Chính Sách Của Nhà Nước Về Bảo Vệ Môi Trường Ở Việt Nam

Môi trường và bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là chủ đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như sự phát triển bền vững của một đất nước. Chúng ta cũng thấy rõ, nếu tập trung phát triền kinh tế, khai thác quá mức, không khoa học nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống và làm gia tăng thảm họa thiên nhiên.

Môi trường và bảo vệ môi trường đã, đang và sẽ là chủ đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người cũng như sự phát triển bền vững của một đất nước. Chúng ta cũng thấy rõ, nếu tập trung phát triền kinh tế, khai thác quá mức, không khoa học nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến ô nhiễm và hủy hoại môi trường sống và làm gia tăng thảm họa thiên nhiên.

Mục tiêu và nội dung căn bản trong chính sách bảo vệ môi trường của Đức những năm gần đây

a. Cải thiện chất lượng không khí

Chính sách bảo vệ môi trường của Đức hướng đến việc cải thiện chất lượng không khí, giảm đáng kể lượng khí thải gây ô nhiễm tạo ra và lượng khí khải gây hiệu ứng nhà kính. Nếu so với các quốc gia trong khu vực, mục tiêu chính sách bảo vệ môi trường của Đức đặt ra cao hơn. Tuy nhiên, mục tiêu này phù hợp với khuôn khổ chiến lược phát triển bền vững quốc gia của Đức.

b. Hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển bền vững luôn là mục tiêu cao nhất mà các chính sách bảo vệ môi trường của Đức hướng tới. Trong thời điểm hiện nay Chính phủ Đức ưu tiên hướng các chính sách bảo vệ môi trường tới mục tiêu tăng trưởng xanh. Họ xác định tăng trưởng kinh tế thông qua cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng, phát triển nhanh chóng các nguồn năng lượng tái tạo, quản lý hiệu quả rác thải, khuyến khích đổi mới, sáng kiến, tăng trưởng năng suất... Tất cả những yếu tố này giúp nước Đức có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế trong việc cung cấp các dịch vụ hàng hóa môi trường, nhiều việc làm liên quan đến khu vực này được tạo ra và nhờ đó nền kinh tế đạt được tăng trưởng cùng với gia tăng chất lượng cuộc sống. Thúc đầy tăng trưởng kinh tế, đổi mới và sáng tạo việc làm.

Chiến lược phát triển bền vững quốc gia (NHS) (2002) của Đức đã minh họa cụ thể để nước này thực hiện mục tiêu phát triển bền vùng, Chiến lược tạo ra những thay đổi quan trọng đối với khung khổ thế chế và chính sách đối với việc bảo vệ môi trường, xác định nguyên tắc bên vững ưu tiên trong hoạch định và thực thi chính sách. Bên cạnh đó, NHS còn tạo nên tảng cho sự ra đời của một loạt các dự án lớn nhỏ, các cuộc thảo luận về các vấn đề trong phát triển bền vững. Theo thống kê của Cục Thống kê liên bang, đã có 35 mục tiêu trung và dài hạn cùng với lĩnh vực hành động đã được xác định sau khi NHS được thông qua.

c. Ứng phó với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng và được Đức rất quan tâm trong những năm gần đây. Đồng thời, họ muốn khẳng định vị trí, vai trò của mình trước các quốc gia trên thế giới thông qua giải quyết vấn đề này. Để thực hiện mục tiêu trên, Đức đặt ra nhiệm vụ cần cắt giảm dần khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng là cam kết của Đức tại Nghị định thư Kyoto. Rõ ràng, cắt thảm lượng khí thải gây hiệu ứng là kính là một thách thức đáng kể với nền kinh tế Đức, bởi hầu hết quá trình tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế đều phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng, nhiên liệu hóa thạch. Để đạt được mục tiêu trên, những năm 2000, Đức đặt trọng tâm vào phát triển, đổi mới, sáng tạo công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo; sử dụng hiệu quả các công cụ thuế tiêu dùng, thuế nhập khẩu đối với nhiên liệu hóa thạch để hạn chế việc nhập khẩu các nguồn nhiên liệu này...

Chương trình khí hậu và năng lượng tổng hợp (NSBV) năm 2007 minh họa rõ nét cho việc Đức muốn hiện thực hóa mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong chương trình này bên cạnh để cập tới việc giảm thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, chương trình còn tập trung đề cập tới vai trò của các bé hấp thụ CO, sinh học như rừng, biển...

d. Bảo vệ thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học

Đây là nội dung được người Đức khả quan tâm những năm gần đây, đặc biệt là việc sử dụng hợp lý, bền vững nguồn gố nguyên và bảo tồn của đa dạng sinh học. Giai đoạn 2000-2010, môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học của Đức bị sức ép rá lớn từ việc phát triển kinh tế, mật độ dân số cao. Các nhóm lợi ích khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau về việc khai thác tr nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Để giảm thiếu những sức này, Bộ Môi trường, Bảo tồn thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân liên bang (Bundesministerium für Umwelt, Naturschutz und Reaktorsicherheit-BMU) đã tổ chức Diễn đàn Quốc gia lần thứ nhất về đa dạng sinh vật học vào tháng 12 năm 2007 tập trung vào đối thoại giữa các bên liên quan trong việc thực hiện việc bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, Đức cũng khởi xưởng sáng kiến đa dạng sinh học trong công ty (2007), ở đó các doanh nghiệp tham gia sẽ ký cam kết bảo vệ đa dạng sinh học và coi nó là một nội dung trong chính sách kinh doanh của các công ty. Để đánh giá việc thực hiện hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, BMU cũng khuyến khích xây dựng một cơ chế giám sát thông qua 19 chỉ số, chia làm 5 nhóm: 7 chỉ số đa dạng sinh học, 2 chỉ số về định cư và vận chuyển, 8 chỉ số về sử dụng tiết kiệm, 1 chỉ số về biến đổi khí hậu và 1 chỉ số về nhận thức xã hội.

e. Tăng cường việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực; tăng cường việc đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.

Nội dung này được thể hiện rõ nét trong Chương trình sử dụng hiệu quả nguồn lực Quốc gia (ProgRes D) để xương năm - 2012. Đây cũng là nội dung đánh dấu sự phát triển rõ rệt trong chính sách bảo vệ môi trường của Đức, là giải pháp ứng phó trước áp lực gia tăng ngày càng lớn từ việc khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên cũng như sự biến động giá của các nguồn nguyên nhiên vật liệu thô sau cuộc khủng hoảng năm kinh tế 2008-2009.

ProgRess I phát triển dựa trên kết quả của dự án Bảo tồn các nguồn lực tự nhiên và sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên vật liệu (MaRess) do BMU và Cục Môi trường liên bang (Umweltbundesmt UBA) khởi xướng và thực hiện từ 2007-2010. Kết quả dự án đã đề xuất được 6 nhóm giải pháp để thực hiện bao gồm: xây dụng các chương trình liên bang nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nguyên, nhiên vật liệu, cần đặc biệt chú ý tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa; hướng phong trào đổi mới vào nghiên cứu phát triển công nghệ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực tự nhiên; thúc đẩy phát triển các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp tối ưu hóa được việc sử dụng các nguồn lực, các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường; có ưu đãi tài chính đối với các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn lực, trong đó có nguồn lực tự nhiên, xã hội; cần thay đổi quan niệm về cơ quan quản lý, cần coi các chủ thể này như nhà cung cấp cơ sở hạ tầng, dịch vụ đồng thời là khách hàng của doanh nghiệp và "khách hàng" này được đưa ra những yêu cầu riêng liên quan đến sản phẩm; định hưởng nhận thức, thái độ, hành vi của các chủ thể nhằm tối ưu hóa nguồn lực sản xuất cũng như sử dụng hợp lý sản phẩm theo hướng bảo vệ môi trường thông qua phát triển các mạng lưới xã hội. Ước tính chi phí mà Chính phủ Đức tiết kiệm được khi áp dụng đề xuất mà dụ ăn đưa ra khoảng 1,3 tỷ euro từ mua sắm công.

Trên cơ sở này, ProgRess I xác định 4 nguyên tắc dẫn dắt là: chuyển yêu cầu về mặt sinh thái, bảo vệ môi trường thành các cơ hội kinh doanh; hỗ trợ đổi mới sáng tạo và trách 1 nguồn lực quốc gia; nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường; trách nhiệm toàn cầu là yêu cầu | quan trọng trong chính sách sử dụng tối ưu giảm việc phụ thuộc trong sản xuất và kinh doanh vào các nguồn nguyên vật liệu không có khả năng tái tạo; đảm bảo việc sử dụng bền vững các nguồn lực, tập trung vào chất lượng tăng trưởng. mang tính

Giải pháp mà ProgRess I đưa ra bao gồm: đảm bảo nguồn cung nguyên nhiên vật liệu thô bền vững; cải thiện hiệu quả nguồn lực sản xuất; nâng cao ý thức tiêu dùng; nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất, kinh doanh theo chu kỳ khép kín; sử dụng các công cụ có tác động tới nhiều khâu, nhiều ngành; khuyến khích các việc nâng cao hiệu quả nguồn lực trên cơ sở thị trường; tăng cường các biện pháp mang tính chất tự nguyện trong sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh việc tư vấn, giáo dục.

ProgRess II, được khởi động từ năm 2016 tiếp nổi mục tiêu và nhiệm vụ mà ProgRess I đã làm. Do vậy, ProgRess II tiếp tục dựa trên các nguyên tắc đã đề cập trong ProgRess I nhưng tập trung nhiều hơn vào các nguyên, nhiên vật liệu vô cơ và hữu cơ (vô sinh và hữu sinh); đảm bảo hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu và năng lượng. Theo chương trình, 16 bang và 40 hiệp hội liên quan tới bảo vệ môi trường và sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên vật liệu sẽ tổng hợp và trình bày những đóng góp của tổ chức và khu vực mình trong việc sử dụng hiệu quả nguồn lực.

Các chỉ số về kinh tế-môi trường là cơ sở quan trọng để đánh giá việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực được ProgRess II sử dụng. Đây cũng là cơ sở để chương trình này đưa ra những gợi ý cho các chương trình khác được thực hiện tiếp theo.

[1]Worldometers (2018), Germany Population, URL: http://www.worldome ters.info/world-population/germany-population, truy cập ngày 13/6/2018.

[2]Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2012), Cộng hòa Liên bang Đức, URL: http://chinhphu.vn/portal/page/portal chinhphuNuocCHXHCNVietNam/ChiTietVeQuocGia?diplomacyNationl d=220&diplomacyZoneId=3&vietnam=0, truy cập ngày 13/06/2018.

[3]OECD (1993), Environmental performance reviews, URL: https://www. oecd.org/env/country-reviews/2432829.pdf, truy cập ngày 25/6/2018.