I. GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC OSLO:
I. GIỚI THIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC OSLO:
Trụ sở: 228 Nguyễn Thái Bình, phường 12, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 38 127.196 | 38 123.291 | 38 127.152
Email liên hệ: [email protected]
Website chính thức: https://duhocachau.com.vn/
Website hỗ trợ thông tin: http://duhocuytin.edu.vn/
Fanpage chính thức: https://www.facebook.com/congtyduhocachau
Hotline/Zalo: 0903 083395 (Ms Vân du học)
Chương trình Đại học: Đây là chương trình kéo dài trong vòng 3,5 năm đối với các ngành Toán và khoa học tự nhiên, 4 năm đối với các ngành về nghệ thuật và khoa học xã hội. Du học sinh muốn đăng ký theo học chương trình Đại học tại Nauy cần phải:
Chương trình Thạc sĩ: Chương trình này kéo dài từ 1,5 đến 2 năm sau khi tốt nghiệp Đại học. Du học sinh phải có:
Các văn bằng được cấp: Candidatus / Candidata (Cand) kèm theo sau là tên lĩnh vực mình học, ví dụ như ngành y thì được cấp bằng Candidatus Medicinae (Cand.Med); lĩnh vực âm nhạc là Candidatus Musicae (Cand.Musicae)…. Chương trình Thạc sĩ được đào tạo tại hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng – Đại học, một số trường Cao đẳng công lập và tư thục.
Chương trình tiến sĩ: Chương trình này kéo dài trong vòng 3 năm sau khi du học sinh có:
Na Uy là một quốc gia nằm ở phía tây Bán đảo Scandinavia thuộc Bắc Âu. Cũng như bao quốc gia khác trong khu vực, Na Uy có hệ sinh thái và thiên nhiên đa dạng nhờ tiếp giáp với biển. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn.
Nhưng không chỉ bởi những cảnh quan không ở đâu có được mà Na Uy đã đứng đầu ở rất nhiều các chỉ số nghiên cứu về xã hội, con người trên thế giới, luôn được đánh giá là quốc gia đáng sống nhất. Cùng điểm qua một số thông tin trong số đó nhé:
Như đã nói ở trên, sinh viên trúng tuyển vào một chương trình miễn học phí sẽ không phải đóng học phí, nhưng phải tự trang trải chi phí sinh hoạt cho mình. Các khoản phải chi bao gồm các loại phí học tập, tiền chỗ ở, tiền ăn uống, đi lại, giải trí.
Sinh viên du học tự túc phải có sổ tiết kiệm tối thiểu là 100.000 NOK (khoảng 12.000 EUR đến 15.000 USD) cho mỗi năm học tại Na Uy.
Bạn cần có sổ tiết kiệm có số tiền tương đương 13.000 USD để hoàn thành hồ sơ xin visa, bên cạnh các giấy tờ học tập khác. Các giấy tờ cần thiết đã đủ, các bạn cần hẹn lịch phỏng vấn với văn phòng tiếp nhận hồ sơ xin visa du học Na Uy.
Chi phí sinh hoạt ở Na Uy không thấp, vì vật giá ở đây khá cao. Khuyến nghị của những cựu du học sinh tại Na Uy là bạn cần khoảng 1,200 USD một tháng chi phí sinh hoạt. Nếu biết tự nấu ăn và tận dụng các chương trình ưu đãi dành cho sinh viên thì chi phí sinh hoạt sẽ thấp hơn nhiều.
Phương tiện giao thông công cộng tương đối đắt ở Na Uy, dù là bạn đi bằng phương tiện công cộng. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên mượn hoặc mua một chiếc xe đạp cho riêng mình, đường xá ở Na Uy rất hiện đại và rộng rãi, việc đạp xe đạp thậm chí còn được người dân ở đây ưa thích hơn nhiều so với ô tô riêng.
Nếu phải đi xe bus hay tàu điện ngầm, hãy mua vé một giờ hoặc một ngày, vé này sử dụng để di chuyển trên mọi tuyến xe buýt và xe điện trong vòng một giờ đồng hồ.
Nếu bạn học tại Na Uy theo diện trao đổi, thì bạn sẽ được nhà trường sắp xếp chỗ ở. Nếu bạn học tự túc thì cần tự mình tìm chỗ ở cho mình. Việc tìm nhà ở phải được tiến hành ngay khi bạn nộp đơn xin vào trường, tránh việc “hết chỗ” vào sát ngày nhập học.
Giá phòng bạn có thể tham khảo dối với phòng ở Làng sinh viên ở Trondheim là Moholt tầm 2,700-3,000 NOK (360-400 EUR), bao gồm cả tiền nước, tiền giặt ủi, tiền internet và truyền hình cáp. Trong khi giá phòng trong các thành phố lớn lên tới 4,000 NOK/tháng và chưa bao gồm tất cả các khoản phí khác.
Hầu hết người sử dụng lao động ở Na Uy sẽ ưu tiên những bạn trẻ biết tiếng Na Uy cho công việc của mình, tuy nhiên không phải ở đâu cũng vậy. Nếu các bạn năng động và tự tin thì vẫn hoàn toàn có thể tìm được một công việc phù hợp với mình.
Nếu bạn trở thành du học sinh ở Na Uy, đồng nghĩa bạn sẽ được cấp một giấy phép làm việc bán thời gian lên đến 20 giờ/tuần. Mức lương làm thêm ở Na Uy là khoảng 20 EUR/giờ, cao hơn nhiều so với mức lương ở Úc, Mỹ hay Canada. Lương từ việc làm thêm có thể giúp sinh viên trang trải hết chi phí sinh hoạt của mình.
Với những kinh nghiệm du học mà sinh viên có được trong thời gian học tập và làm thêm tại Na Uy, sinh viên hoàn toàn có thể tìm việc tại Na Uy hoặc nhiều quốc gia tại Châu Âu hoặc bất cứ nước nào khác.
Na Uy miễn học phí cho sinh viên nên việc để nhận thêm một suất học bổng nữa là vô cùng hiếm hoi, đặc biệt là học bổng ở chương trình đại học. Cũng rất ít học bổng cho sinh viên Việt Nam ở cấp học Thạc sĩ, Tiến sĩ. Sinh viên du học bậc Tiến sĩ trở lên sẽ được trả lương tháng, và đây cũng coi như một loại học bổng. Mặc dù vậy, nếu bạn có thành tích học tập xuất sắc, đủ để xin được học bổng từ chính phủ hoặc được một doanh nghiệp, tổ chức tài trờ, thì bạn vẫn có thể du học Na Uy với chi phí gần như bằng không.
Là đất nước có nền kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân Na Uy được chăm sóc trong những điều kiện tốt nhất, các chế độ phúc lợi xã hội mà người dân nhận được đáng để nhiều quốc gia mơ ước. Đặc biệt là những chế độ phúc lợi cho giáo dục, sinh viên đến trường không phải đóng học phí, điều này được duy trì trong tất cả các cấp học tại đất nước Na Uy, và đặc biệt hơn nữa, ưu đãi này cũng dành cho cả các bạn sinh viên quốc tế, đó là sự chào đón mà những người Na Uy thân thiện dành cho bạn. Nếu bạn đang có ý định du học thì đừng bỏ qua đất nước tuyệt vời này. Hãy liên lạc ngay với du học vnsava để được tư vấn MIỄN PHÍ nhé!
Từ sau Thế chiến II, kinh tế Na Uy phát triển nhanh chóng, hai thập kỉ đầu chủ yếu nhờ vào hàng hải, từ đầu những năm 1970 chủ yếu dựa vào khai thác và chế biến lượng lớn dầu mỏ tại Biển Bắc và Biển Na Uy. Ngày nay, Na Uy được xếp hạng là nước thịnh vượng nhất thế giới với khối lượng dự trữ vốn trên đầu người cao nhất thế giới. Tháng 8 2009, Dự trữ quốc gia Na Uy tuyên bố họ sở hữu khoảng 1% chứng khoán toàn cầu. Hiện nay Na Uy là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ bảy và công nghiệp dầu khí đóng góp khoảng một phần tư cho tổng GDP. Sau khủng hoảng tài chính quốc tế 2007-2009, các chuyên gia ngân hàng đã coi đồng Krone Na Uy là một trong những đồng tiền vững chắc nhất thế giới.
Các bằng chứng khảo cổ học cho thấy con người đã có mặt tại Na Uy ngay từ Thiên niên kỷ thứ 10 trước Công Nguyên (12.000 năm trước). Nghiên cứu khảo cổ cho thấy họ hoặc tới từ những vùng phía nam (bắc Đức)[cần dẫn nguồn], hay đông bắc (bắc Phần Lan hay Nga) [cần dẫn nguồn]. Từ đó họ định cư dọc bờ biển.
Ở thế kỷ thứ 9, dường như Na Uy gồm một số vương quốc nhỏ. Theo truyền thống, Harald Fairhair đã tập hợp các tiểu quốc nhỏ thành một vào năm 872 sau Công Nguyên sau Trận Hafrsfjord. Ông trở thành vị vua đầu tiên của nước Na Uy thống nhất.
Thời kỳ Viking (thế kỷ thứ 8 tới thế kỷ 11) là một trong những giai đoạn thống nhất và mở rộng. Người Na Uy đã lập các khu định cư tại Iceland, Quần đảo Faroe, Greenland và nhiều phần của Anh Quốc và Ireland và tìm cách định cư tại L'Anse aux Meadows ở Newfoundland, Canada ("Vinland" của sử thi của Erik Thorvaldsson). Người Na Uy đã thành lập các thành phố Limerick, Dublin, và Waterford của Ireland và thành lập các cộng đồng thương mại gần các khu định cư Celtic của Cork và Dublin[cần dẫn nguồn] sau này trở thành hai thành phố quan trọng nhất của Ireland. Sự lan tràn của Thiên chúa giáo ở Na Uy trong giai đoạn này phần lớn nhờ các vị vua truyền giáo Olav Tryggvasson (995–1000) và St. Olav (1015–1028), dù Haakon the Good là vị vua Thiên chúa giáo đầu tiên của Na Uy. Các truyền thống Norse đã dần thay thế trong các thế kỷ thứ 9 và thứ 10.
Năm 1349, nạn dịch Tử thần Đen đã giết hại khoảng 40% tới 50% dân số Na Uy, khiến nước này suy sụp cả về xã hội và kinh tế. Trong cuộc suy thoái này, có lẽ Triều đại Fairhair đã kết thúc năm 1387. Bề ngoài có vẻ chính trị hoàng gia ở thời điểm ấy đã dẫn tới nhiều hiệp đoàn cá nhân giữa các quốc gia Bắc Âu, cuối cùng dẫn tới việc ngôi vua của Na Uy, Đan Mạch, và Thuỵ Điển rơi vào tay Nữ hoàng Margrethe I của Đan Mạch khi nước này gia nhập Liên minh Kalmar với Đan Mạch và Thuỵ Điển. Dù Thuỵ Điển cuối cùng đã rút lui khỏi liên minh năm 1523, Na Uy tiếp tục ở lại với Đan Mạch trong 434 năm cho tới năm 1814. Trong chủ nghĩa lãng mạn quốc gia ở thế kỷ 19, giai đoạn được một số người gọi là "Đêm trường 400 Năm", bởi tất cả hoàng gia, giới học giả và quyền lực hành chính ở các vương quốc được tập trung tại Copenhagen, Đan Mạch. Các yếu tố khác cũng góp phần vào sự suy sụp của Na Uy trong giai đoạn này. Với sự xuất hiện của Đạo Tin Lành năm 1537, Tổng giám mục tại Trondheim bị giải tán, và các nguồn thu của nhà thờ được phân chia cho triều đình ở Copenhagen tại Đan Mạch. Na Uy mất nguồn hành hương ổn định tới thánh tích của St. Olav tại hầm mộ Nidaros, và cùng với đó, là đa phần nguồn liên hệ với đời sống văn hoá và kinh tế với phần còn lại của Châu Âu. Ngoài ra, trong thế kỷ 17 Na Uy cũng bị mất một phần diện tích lãnh thổ khi mất các tỉnh Båhuslen, Jemtland, và Herjedalen cho Thuỵ Điển, sau những cuộc chiến tranh giữa Đan Mạch-Na Uy và Thuỵ Điển.
Hội đồng hiến Pháp năm 1814, tranh vẽ của Oscar Wergeland.Sau khi Đan Mạch-Na Uy bị Anh Quốc tấn công, họ tham gia vào liên minh với Napoleon, và vào năm 1814 thấy mình đang ở bên thua cuộc trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon và trong tình thế nguy ngập với nạn đói năm 1812. Vị vua Oldenburg của Đan Mạch Na Uy buộc phải nhường Na Uy cho Thuỵ Điển, trong khi các tỉnh cũ của Na Uy là Iceland, Greenland và Quần đảo Faroe vẫn tiếp tục thuộc về triều đình Đan Mạch. Na Uy lợi dụng cơ hội này để tuyên bố độc lập, chấp nhận một hiến Pháp dựa trên mô hình hiến Pháp Mỹ và Pháp, và bầu vị thái tử người Đan Mạch Christian Fredrik lên làm vua ngày 17 tháng 5 năm 1814. Tuy nhiên, quân đội Thuỵ Điển đã buộc Na Uy phải gia nhập một liên minh cá nhân với Thuỵ Điển, lập ra triều đại Bernadotte nắm quyền cai trị Na Uy. Theo thoả thuận này, Na Uy giữ hiến Pháp tự do và các định chế độc lập của mình, ngoại trừ quan hệ đối ngoại. Xem thêm Na Uy năm 1814.
Giai đoạn này cũng chứng kiến sự nổi lên của phong trào văn hoá Chủ nghĩa quốc gia lãng mạn Na Uy, khi người Na Uy tìm cách định nghĩa và thể hiện một bản sắc quốc gia riêng biệt. Phong trào này liên quan tới mọi nhánh văn hoá, gồm cả văn học (Henrik Wergeland, Bjørnstjerne Bjørnson, Peter Christen Asbjørnsen, Jørgen Moe, Henrik Ibsen), hội hoạ (Hans Gude, Adolph Tidemand), âm nhạc (Edvard Grieg), và thậm chí trong cả chính sách ngôn ngữ, những nỗ lực nhằm xác định một ngôn ngữ viết bản xứ cho Na Uy đã dẫn tới các hình thức ngôn ngữ viết chính thức hiện nay cho Tiếng Na Uy: Bokmål và Nynorsk.
Christian Michelsen, một ông trùm ngành tàu bè và là một chính khách, đã làm Thủ tướng Na Uy từ năm 1905 tới năm 1907. Michelsen nổi tiếng nhất về vai trò quan trọng của ông trong cuộc ly khai hoà bình của Na Uy với Thuỵ Điển ngày 7 tháng 7 năm 1905. Sự bất mãn ngày càng tăng của Na Uy về liên minh với Thuỵ Điển hồi cuối thế kỷ 19 cộng với chủ nghĩa quốc gia đã thúc đẩy nhanh sự tan rã của liên minh. Sau một cuộc trưng cầu dân ý xác định sự ưa chuộng của người dân với chế độ quân chủ hơn một nền cộng hoà, chính phủ Na Uy đã đề xuất trao ngôi báu Na Uy cho Hoàng tử Đan Mạch Carl và Nghị viện đã nhất trí bầu ông. Ông lấy tên Haakon VII, theo các vị vua khi Na Uy độc lập thời Trung Cổ. Năm 1898, tất cả mọi nam giới đều được trao quyền bầu cử, sau đó phụ nữ năm 1913.
Trong Thế chiến I, Na Uy là một nước trung lập. Na Uy cũng tìm cách tuyên bố trung lập trong Thế chiến II, nhưng đã bị các lực lượng Đức xâm lược Na Uy ngày 9 tháng 4 năm 1940. Na Uy không hề chuẩn bị trước cho một cuộc tấn công bất ngờ như vậy của Đức, nhưng các cuộc kháng cự quân sự vẫn diễn ra trong hai tháng, lâu hơn bất kỳ một quốc gia nào khác bị người Đức xâm lược, ngoại trừ Liên bang Xô viết. Trong Chiến dịch Na Uy, Kriegsmarine mất nhiều tàu chiến kể cả chiếc tuần dương hạm Blücher. Những trận chiến Vinjesvingen và Hegra đã trở thành những cứ điểm kháng cự cuối cùng của người Na Uy ở phía nam nước này vào tháng 5, trong khi các lực lượng vũ trang ở phía bắc tung ra các cuộc tấn công vào các lực lượng Đức trong Các trận đánh Narvik, cho tới khi họ buộc phải đầu hàng ngày 10 tháng 6 sau khi mất sự hỗ trợ của Đồng Minh đi cùng sự thất trận của nước Pháp. Vua Haakon và chính phủ Na Uy tiếp tục cuộc chiến trong hoàn cảnh tị nạn tại Rotherhithe, Luân Đôn. Vào ngày cuộc xâm lược diễn ra, vị đồng lãnh đạo của Đảng Quốc gia-Xã hội nhỏ Nasjonal Samling — Vidkun Quisling — đã tìm cách lên nắm quyền lực, nhưng đã bị quân chiếm đóng Đức gạt ra rìa. Quyền lực thực sự nằm trong tay chính quyền chiếm đóng Đức, Reichskommissar Josef Terboven. Quisling, với tư cách bộ trưởng tổng thống, sau này đã thành lập một chính phủ liên minh dưới sự quản lý của Đức. Các cơ sở tại Na Uy đã chế tạo nước nặng, một nguyên liệu chủ chốt chế tạo vũ khí hạt nhân, và cuối cùng đã bị người Đức bỏ lại sau nhiều nỗ lực phá huỷ cơ sở Vemork của người Na Uy, người Anh và người Mỹ. Trong những năm chiếm đóng của Phát xít, người Na Uy đã xây dựng một phong trào kháng chiến mạnh chống lại các lực lượng chiếm đóng Đức bằng cả chiến tranh vũ trang và bất tuân dân sự. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hơn với Đồng Minh, là vai trò của hải quân thương mại Na Uy. Ở thời điểm xảy ra cuộc xâm lược, Na Uy có hạm đội tàu biển thương mại đứng hàng thứ tư thế giới (cũng như có tốc độ nhanh nhất và hiệu quả nhất). Công ty tàu biển Na Uy Nortraship đã nằm dưới sự điều khiển của Đồng Minh trong suốt cuộc chiến và tham gia vào mọi chiến dịch từ việc sơ tán Dunkirk tới cuộc đổ bộ vào Normandy.
Sau cuộc chiến, những thành viên đảng Dân chủ Xã hội lên nắm quyền và lãnh đạo quốc gia trong hầu hết thời gian cuộc chiến tranh lạnh. Na Uy đã gia nhập NATO năm 1949, và trở thành một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ. Hai cuộc trưng cầu dân ý nhằm gia nhập Liên minh Châu Âu (được gọi là Cộng đồng Châu Âu năm 1972) đã thất bại với tỷ số mong manh năm 1972 và 1994. Những nguồn dự trữ dầu mỏ và khí gas lớn đã được khám phá trong thập niên 1960, dẫn tới sự bùng nổ kinh tế sau đó.
Na Uy gồm phần phía tây của Scandinavia ở Bắc Âu. Bờ biển lởm chởm, bị chia cắt bởi nhiều vịnh hẹp (fjord) và khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, và Skagerak. Biển Barents nằm ở các bờ biển phía bắc Na Uy..
Với diện tích 385.155 km² (gồm cả Jan Mayen, Svalbard), Na Uy hơi lớn hơn Đức, nhưng đa phần lãnh thổ là núi non hay vùng đất cao, với sự đa dạng lớn về địa hình tự nhiên do các dòng sông băng thời tiền sử gây nên. Đặc điểm đáng chú ý nhất là các vịnh hẹp: Những rãnh sâu cắt vào đất liền của biển sau sự chấm dứt của Thời kỳ băng hà, vịnh dài nhất là Sognefjorden. Na Uy cũng có nhiều sông băng và thác nước.
Phong cảnh đặc trưng phía tây Na Uy với làng (GeIranger)Đất đai chủ yếu gồm đá granite cứng và đá gneiss nhưng, đá acđoa, sa thạc và đá vôi cũng thường thấy, và ở những khu vực có độ cao thấp nhất thường có trầm tích biển. Vì Gulf Stream những cơn gió tây, Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc như vậy, đặc biệt dọc theo bờ biển. Lục địa có bốn mùa riêng biệt, với mùa đông lạnh và ít mưa hơn trong đất liền. Vùgn cực bắc chủ yếu có khí hậu cận Bắc Cực biển, trong khi Svalbard có khí hậu tundra Bắc Cực.
Có sự khác biệt theo mùa lớn trong ngày. Tại các vùng phía bắc Vòng Bắc Cực, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy được miêu tả là "Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm." Trong mùa hè, người dân ở phía nam Vòng Bắc Cực có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày.