Wir verwenden Cookies und Daten, um
Wir verwenden Cookies und Daten, um
Đừng chỉ nhìn vào thành công, hoặc chỉ nhìn vào thất bại. Hãy nhìn vào cả hai mặt một cách thật công tâm để tìm ra những bài học ý nghĩa trên hành trình sắp tới.
Đối mặt và vượt qua nỗi sợ là cách để bạn trưởng thành hơn.
Chúng ta cùng học cách đối mặt bằng cách nhìn thẳng vào sự thật để đánh giá cả mặt tích cực và tiêu cực nếu bạn có thể vượt qua nỗi sợ và thực hiện nhiệm vụ đó.
Mục tiêu của việc này chính là giúp bạn có thêm sự dũng cảm để vượt qua sợ hãi và hành động trong năm tới.
Câu trả lời của mình: Quyết định từ bỏ những thứ không quan trọng với bản thân không phải là một việc dễ dàng. Vì mình tham, mình FOMO, mình sợ, thậm chí đôi khi là vì mình không biết đó là những thứ không quan trọng với mình. Cần cả một sự can đảm và tỉnh thức để có thể loại bỏ “shiny object syndrome” và tập trung vào những gì thực sự ý nghĩa.
Một năm vừa qua chưa giúp mình làm được điều này nhưng mình cũng đã giúp mình nhìn nhận lại vấn đề một cách nghiêm túc hơn. Trong năm tới, câu thần chú mà mình sẽ luôn sử dụng đó chính là “tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc sống của mình”.
Sahil gọi những người này là “boat anchors”. Giống như việc thả mỏ neo khiến chiếc thuyền không thể tiến về phía trước, “boat anchors” cũng sẽ là những người:
Mục tiêu của câu hỏi này chính là giúp bạn nhận diện những ai đang tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống của bạn và loại bỏ hoặc giảm thiểu vùng phủ sóng của họ trong cuộc đời bạn.
Câu trả lời của mình: Mình không tiện đưa ra danh sách này. Tuy nhiên, mình cũng muốn chia sẻ một chút về vấn đề này. Bản thân mình là người luôn muốn hài lòng người khác (people pleaser), kể cả đôi khi có phải hạ thấp hoặc chịu thiệt về bản thân.
Tuy nhiên, hành trình khởi nghiệp độc lập đã dạy mình biết “ích kỷ” để đặt ra những ranh giới lành mạnh cho những mối quan hệ trong cuộc sống mình. Bởi vì không bao giờ bạn có thể làm hài lòng được tất cả mọi người. Cũng không bao giờ bạn có thể khiến họ hài lòng 100% trong mọi vấn đề. Đặc biệt, họ không quan tâm đến bạn, điều duy nhất khiến họ quan tâm chỉ là bản thân họ mà thôi.
Chính vì thế, hãy ưu tiên bản thân trước hết. Và cũng chỉ khi bạn ưu tiên cuộc sống của mình, khiến mình hạnh phúc, bạn mới có thể đem lại giá trị cho những người xung quanh.
Với câu hỏi này, bạn sẽ cần nhìn lại những hoạt động trong năm vừa qua của mình và đánh giá xem hoạt động nào (hoặc người nào, hoặc dự án nào) đã mang lại cho bạn nguồn năng lực tích cực nhất.
Sau đó, hãy viết chúng ra. Và cố gắng sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Để cuối cùng, mục đích của bạn là thêm những hoạt động này trở thành ưu tiên trong năm mới và dành nhiều thời gian hơn nữa cho chúng.
Câu trả lời của mình: Nhìn lại một năm qua, mình nhận ra hoạt động viết lách vào buổi sáng và các buổi gặp gỡ với học viên là những hoạt động mang lại cho mình nhiều năng lượng tích cực nhất. Mình dự định trong năm tới sẽ cố định 4 tiếng từ 8 giờ đến 12 giờ chỉ để viết. Cùng với việc rèn luyện sự tập trung, mình hy vọng sự thay đổi này sẽ giúp mình sáng tạo thêm nhiều nội dung hữu ích hơn nữa cho cộng đồng.
Gần đây, mình vừa tổ chức offline tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cho các bạn học viên các khóa học của The Introvert Writer. Chúng mình đã có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp để hiểu thêm về nhau và đặt mục tiêu tạo ra nhiều hoạt động bổ trợ để thúc đẩy sự phát triển của các thành viên.
Trong năm tới, mình sẽ tạo ra các sự kiện gặp mặt trực tiếp hàng quý, cũng như trao đổi online hàng tháng để các bạn có thể trao đổi và hợp tác cùng phát triển như đúng tinh thần của The Introvert Writer Inner Circle – Kết nối hợp tác cùng phát triển.
Cũng tương tự như câu hỏi trên, bạn hãy thử nhìn lại hành trình vừa qua để tìm kiếm xem đâu là những hoạt động (con người hoặc dự án) thường xuyên khiến bạn kiệt sức. Viết tất cả chúng ra để bạn biết hạn chế những công việc này trong năm 2024.
Câu trả lời của mình: Hoạt động khiến mình mất nhiều năng lượng nhất chính là không kiểm soát được thời gian sử dụng mạng xã hội. Phát triển sự nghiệp tự do chắc chắn không thể tránh khỏi việc phải sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào là điều mình cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc.
Dù sử dụng với mục đích tốt để đăng bài, kết nối với độc giả và comment ủng hộ các học viên, bạn bè đồng nghiệp nhưng khoảng thời gian lướt newfeed đôi khi lại bị sử dụng quá mục đích. Thậm chí có lúc còn mang lại cho mình cảm giác tiêu cực, ảnh hưởng đến một ngày làm việc của bản thân.
Trong năm tới, mình quyết định sẽ block một khoảng thời gian 30 phút trong ngày vào buổi chiều để làm việc này và với điều kiện phải tuân thủ nghiêm ngặt một vài nguyên tắc sử dụng mạng xã hội do bản thân đặt ra.
Giải thích cho ý nghĩa của câu hỏi này, Sahil nói: “Tôi từng nghĩ rằng tất cả những người thành công nhất trên thế giới đều biết câu trả lời cho mọi vấn đề và họ biết nhiều hơn tất cả chúng ta. Tuy nhiên, khi dành thời gian tiếp xúc với họ, tôi nhận ra, sự thật không phải như vậy.
Không phải tất cả trong số họ đều biết câu trả lời, và không phải ai cũng có câu trả lời tốt nhất. Chỉ là, họ luôn biết hỏi những câu hỏi hiệu quả nhất. Họ hiểu rằng tìm ra sự thật quan trọng hơn nhiều so với việc đưa ra câu trả lời đúng.”
Và có thể lắm chứ, sự thật họ tìm thấy cho họ biết họ đã sai. Đó là một điều tích cực. Vì họ coi đây như một bài học hữu ích để họ “update” tư duy, tầm hiểu biết, vốn kiến thức của mình và ngày càng phát triển hơn.
Khi đọc câu hỏi đầu tiên này, mình đã suy nghĩ rất nhiều. Trong năm vừa qua, một vài tư duy vốn có của mình đã thay đổi. Nhờ chính những đổi thay này, mình đã dám mở rộng vùng an toàn để học hỏi và phát triển kỹ năng. Cũng giống như việc các developer liên tục đưa ra các bản cập nhật, vá lỗi để phần mềm ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, những bản “cập nhật” cho tư duy giúp cho chúng ta trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Câu trả lời của mình: Trong năm vừa qua, có nhiều suy nghĩ đã đổi thay trong mình, nhưng điều ý nghĩa nhất và đem lại cho mình nhiều kết quả tích cực nhất đó là việc thay đổi tư duy về việc phát triển một mình – cách mà mình tưởng phù hợp với người hướng nội như mình (và đúng là nó cũng đã giúp ích cho mình trong thời gian đầu tiên với nhiều trở ngại về tâm lý) sang tư duy hợp tác cùng phát triển.
Minh chứng nổi bật nhất là các chuỗi workshop được tổ chức đều đặn hàng tháng từ The Introvert Writer. Những chuỗi workshop này không chỉ giúp mình kết nối thêm các mối quan hệ ý nghĩa, chia sẻ thêm nhiều giá trị hữu ích cho cộng đồng. Chúng còn giúp mình trau dồi được rất nhiều kỹ năng khác nhau, từ việc tìm kiếm khách mời, nghiên cứu về khách mời để khai thác sao cho hiệu quả nhất, vừa làm nổi bật được chuyên môn của khác mời vừa mang lại thông tin hữu ích cho người nghe, cho đến các kỹ năng khác như quảng bá, hậu kỳ,…