Sau khi thực hiện xong chương trình học cấp 3, các bạn học sinh sẽ đến với ngưỡng cửa của cuộc đời. Học xong cấp Ba nên học đại họ hay đi du học? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi không biết lựa chọn phương hướng nào phù hợp với bản thân. Bài viết dưới đây trường THPT Lê Hồng Phong sẽ giúp bạn phân tích về ưu và nhược điểm của việc học đại học và đi du học.
Sau khi thực hiện xong chương trình học cấp 3, các bạn học sinh sẽ đến với ngưỡng cửa của cuộc đời. Học xong cấp Ba nên học đại họ hay đi du học? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi không biết lựa chọn phương hướng nào phù hợp với bản thân. Bài viết dưới đây trường THPT Lê Hồng Phong sẽ giúp bạn phân tích về ưu và nhược điểm của việc học đại học và đi du học.
Đại học là môi trường đào tạo chuyên sâu giúp bạn hiểu rõ về lý thuyết, nguyên tắc và ứng dụng ở lĩnh vực bạn đang quan tâm. Thông qua những bài giảng, tài liệu nghiên cứu chất lượng, các giảng viên sẽ truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm để giúp bạn nâng cao trình độ và mở rộng kiến thức của mình.
Ngày nay, các công việc đòi hỏi trình độ đại học với kỹ năng chuyên môn cao ngày càng nhiều hơn. Tấm bằng đại học sẽ giúp bạn cạnh tranh tốt hơn trên thị trường lao động, là cơ hội để tiếp cận với những vị trí công việc cao hơn, mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn. Các nhà tuyển dụng thường nhìn vào tấm bằng đại học để đánh giá sự kiên nhẫn, khéo léo trong suốt quá trình học tập trên giảng đường của bạn.
Chắc chắn rằng việc sở hữu tấm bằng đại học sẽ là cơ hội để bạn có được mức thu nhập bình quân cao hơn. Rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả mức lương và đãi ngộ tốt với những bạn tốt nghiệp từ những trường đại học danh giá trên cả cả nước.
Chi phí luôn là một trong những nỗi lo với các du học sinh, bao gồm cả phần học phí lẫn chi phí sinh hoạt hàng ngày. Mức chi phí cho việc đi du học có thể gấp nhiều lần so với mức phí để học trong nước, nhất là nếu bạn muốn học ở các quốc gia châu Âu thì mức phí này sẽ còn cao hơn. Đây là một trong những rào cản lớn nhất với các bạn học sinh khi muốn đi du học mà lại không đủ điều kiện hoặc không săn được học bổng.
Mặc dù du học là một cơ hội tuyệt vời để bạn theo học một ngôn ngữ mới, tuy nhiên thời điểm ban đầu có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn và bất tiện. Bạn cũng có thể sẽ gặp rào cản trong việc giao tiếp hoặc văn hóa như tôn giáo, giới tính,… Vấn đề này có thể khắc phục nếu bạn chịu khó rèn luyện theo thời gian nhưng chắc chắn nó cũng sẽ là một thử thách lớn trong thời gian đầu khi đi du học.
Các chương trình học của các nước phát triển có sự khác biệt rất lớn khi học tập trong nước. Để bắt kịp tiến độ học tập đòi hỏi bạn phải thực sự chăm chỉ và tập trung mỗi khi đến lớp.
Cách sinh hoạt cũng là một thách thức đối với các bạn du học sinh. Việc học tập và chung sống cùng với nhiều người đến từ khắp các nơi trên thế giới chắc chắn không tránh khỏi sự bất đồng và nếu bạn không khéo léo để xử lý thì rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn trong học tập và cuộc sống.
Nhìn chung thì dù bạn theo học ở trường đại học nào thì 1 – 2 năm đầu tiên cũng sẽ là thời gian để học các môn lý thuyết, đại cương như đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, Quốc phòng,… Những môn học này không liên quan đến chuyên ngành học nên sẽ khiến các bạn sinh viên dễ chán nản, bỏ cuộc, không còn hứng thú khi đến trường.
Thông thường các chương trình đào tạo đại học sẽ kéo dài từ 4 – 5 năm. Đây là một thời gian tương đối dài, vừa là ưu điểm cũng là nhược điểm của việc học đại học. Các bạn sinh viên sẽ tốn nhiều thời gian để học tập trên giảng đường mà gần như không có cơ hội để ra ngoài trải nghiệm, thực hành và trau dồi vốn kiến thức từ xã hội bên ngoài.
Chính vì thời gian học tập quá dài dẫn tới hệ quả là sinh viên ở các trường đại học tại Việt Nam thường bị động, thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mềm trong công việc.
Mức chi phí đào tạo tại các trường đại học ở nước ta hiện nay là không hề nhỏ. Đặc biệt với những bạn sinh viên xa nhà lên thành phố để học thì các chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt cũng vô cùng tốn kém.
Một thực trạng dễ thấy ở thị trường lao động Việt Nam hiện nay là dù học xong đại học nhưng ra trường vẫn chưa chắc có việc làm hoặc phải đi làm trái ngành. Nguyên nhân là bởi đặc thù của các trường đại học trong nước hiện nay đa phần là học lý thuyết, ít thực hành dẫn đến các bạn thiếu kỹ năng thực tiễn khi ra trường, khó cạnh tranh với những người đã có vài năm kinh nghiệm khi cùng ứng tuyển vào một doanh nghiệp nào đó.
Nếu bạn đã trải qua 12 năm học trên ghế nhà trường tại Việt Nam thì bạn sẽ rất quen với phương pháp giảng dạy đọc – chép của nước ta. Trong khi đó, ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, hiện đại thì sinh viên phải chủ động tìm kiếm, tổng hợp thông tin và đưa ra phản biện trong các buổi học. Chỉ khi nào các khía cạnh của vấn đề được thảo luận cặn kẽ, rõ ràng thì giảng viên mới đưa ra phân tích để giúp các bạn ghi nhớ kiến thức lâu và bền hơn.
Việc đi du học khi mới bước vào ngưỡng cửa đại học sẽ giúp các bạn được tiếp cận với một nền giáo dục mới thực tiễn hơn, qua đó nâng cao chất lượng học tập và cải thiện khả năng tư duy của mỗi cá nhân.
Khi đã hết cấp 3 là các bạn sẽ bước sang một giai đoạn mới – giai đoạn của sự trưởng thành và tự lập. Đặc biệt, khi sống ở một nơi hoàn toàn xa lạ đòi hỏi các em cũng rèn luyện được khả năng chăm lo cho bản thân, biết lên kế hoạch sắp xếp mọi việc, trau dồi kỹ năng sống để hòa nhập với mọi người xung quanh. Càng tự lập sớm thì các em sẽ càng dễ dàng thành công trong tương lai.
Khi đi du học, các bạn sẽ được trải nghiệm và khám phá những điều mới mẻ, đồng thời được tiếp cận với văn hoá và xã hội tiến bộ, văn minh của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh đẹp tại các địa danh nổi tiếng ở đất nước mà bạn đang du học.
Những giá trị mà du học sinh nhận được không chỉ ở việc tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm mà còn nằm ở chính những trải nghiệm cá nhân tại môi trường sống ở đó. Chính những trải nghiệm này sẽ giúp bạn hiểu biết hơn về thế giới, từ đó xoá bỏ đi những thành kiến về con người, văn hoá ở các nơi khác nhau.
Các chương trình định cư tại các nước dành cho du học sinh luôn có thang điểm cộng về thời gian học tập và bằng cấp tại đất nước đó. Do đó việc đi du học càng sớm sẽ càng tạo lợi thế hơn cho các bạn du học sinh khi muốn xét định cư để ở lại.
Từ những ưu điểm và nhược điểm của học đại học và đi du học, trường THPT Lê Hồng Phong xin đưa ra 5 yếu tố chính để cân nhắc lựa chọn giữa hai con đường. Bao gồm:
Trường THPT Lê Hồng Phong sẽ cùng các bạn phân tích các yếu tố trên một cách chi tiết hơn ngay sau đây.
Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi lựa chọn học đại học hay đi du học. Nếu bạn mong muốn theo đuổi một nghề nghiệp cụ thể và có yêu cầu cao về bằng cấp như kỹ sư vận hành hoặc những ngành chưa có tại Việt Nam như Customer Service, thì du học là lựa chọn phù hợp hơn. Bởi vì hầu hết các trường đại học ở các nước như Anh, Mỹ, Canada, Hàn Quốc, và Nhật đều có chất lượng đào tạo tốt và được công nhận trên toàn thế giới.
Ngược lại, nếu bạn chỉ muốn học đại học để tích lũy kiến thức và kỹ năng cơ bản thì học đại học trong nước cũng là một lựa chọn tốt. Hơn nữa, bạn cũng có thể tiếp tục theo đuổi chứng chỉ quốc tế hoặc chứng nhận của các tổ chức quốc tế như Meta Blueprint Certification, Google Ads Certifications, v.v. sau khi học xong đại học trong nước.
Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về mục tiêu nghề nghiệp:
Khả năng tài chính là một yếu tố quan trọng không kém mục tiêu nghề nghiệp. Du học là một khoản đầu tư lớn, đòi hỏi bạn phải có một khoản tiền tiết kiệm hoặc sự hỗ trợ tài chính từ gia đình, người thân. Nếu bạn không đủ khả năng tài chính để du học, thì học đại học trong nước (với chi phí rẻ hơn nhiều) sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về khả năng tài chính:
Trong trường hợp bạn thi được học bổng và có cơ hội đi du học, bạn hãy tính toán những khoản phải chi không nằm trong học bổng và xem xét tiếp đến những yếu tố khác như khả năng thích nghi và trình độ học vấn.
Khả năng thích nghi với môi trường mới là một yếu tố quan trọng quyết định nên học đại học hay đi du học. Du học là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng đầy thử thách. Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn như xa gia đình, bạn bè, ngôn ngữ, văn hóa và lối sống khác biệt.
Nếu bạn không có khả năng thích nghi tốt, khi đi du học bạn sẽ dễ dàng gặp phải những vấn đề như trầm cảm, stress, học tập và hòa nhập kém. Vì vậy học đại học trong nước sẽ là một lựa chọn tốt hơn so với đi du học.
Ngược lại, nếu bạn là người có khả năng thích nghi tốt, bạn sẽ có thể vượt qua những khó khăn ban đầu và tận dụng tối đa cơ hội của du học. Bạn sẽ có thể nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới, học tập hiệu quả hơn so với học đại học trong nước.
Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về khả năng thích nghi
Các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài thường có yêu cầu đầu vào cao về điểm số, thành tích học tập và các hoạt động ngoại khóa. Do đó, trình độ học vấn cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xem xét nên học đại học hay đi du học. Nếu bạn có thành tích học tập tốt ở cấp 3, điều đó thể hiện rằng bạn có khả năng học tập và tư duy tốt, có nền tảng kiến thức vững chắc và có khả năng thích nghi với môi trường học tập mới có nhiều thách thức hơn.
Ngược lại, nếu bạn không có thành tích tốt ở cấp 3 và chỉ đạt loại trung bình/khá thì bạn vẫn có thể đi theo con đường du học, tuy nhiên, bạn sẽ cần nỗ lực hơn rất nhiều so với con đường chọn học đại học ở trong nước và có thể gây những tác động tiêu cực đến bạn. Đã có những người bất chấp thành tích học tập và năng lực cá nhân không tốt để đi du học và dẫn đến việc du học thất bại, hãy cân nhắc trình độ học vấn của bạn khi lựa chọn học đại học hay đi du học.
Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về trình độ học vấn:
Trình độ ngoại ngữ là một yêu cầu quan trọng đối với cả học đại học và đi du học. Nếu bạn có trình độ ngoại ngữ tốt để học tập, nghiên cứu, đọc tài liệu ở các nước như Anh, Mỹ, Nhật, Trung, Hàn, v.v. thì bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với môi trường học tập và sinh hoạt ở các nước đó. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có trình độ ngoại ngữ tốt, thì bạn có thể tham gia các khóa học tiếng Anh trước khi du học.
Trong trường hợp bạn có ngoại ngữ kém và không có đam mê với việc học ngoại ngữ thì học đại học là một lựa chọn phù hợp hơn, trong quá trình học đại học bạn có thể học thêm ngoại ngữ mà không bị áp lực về môi trường học tập hay thời gian. Sau khi tốt nghiệp đại học trong nước mà trình độ ngoại ngữ của bạn đã tốt hơn thì bạn có thể học cao hơn tại các quốc gia phát triển khác theo chuyên ngành của mình.
Dưới đây là một số câu hỏi cụ thể bạn hãy tự trả lời để có cái nhìn bao quát hơn về trình độ ngoại ngữ:
Việc lựa chọn học đại học hay đi du học là một quyết định quan trọng, có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn. Cả hai lựa chọn đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, và quá trình ra quyết định cần xem xét nhiều yếu tố, bao gồm mục tiêu nghề nghiệp, tài chính cá nhân, khả năng thích nghi, trình độ học vấn, và trình độ ngoại ngữ. Dù bạn lựa chọn học đại học trong nước hay đi du học, điều quan trọng nhất là bạn phải nỗ lực học tập và phát triển bản thân. Cả hai lựa chọn đều có thể giúp bạn đạt được thành công, miễn là bạn có quyết tâm và kiên trì.
Thật ra từ những năm cấp 2, mình luôn có ý muốn đi du học, nhưng không hề nghĩ là sẽ đi trước đại học. Nhìn lại thì lúc đó là khá liều, như điếc không sợ súng, không biết nhiều nên làm liều. Bây giờ nhìn lại, biết rõ hơn, mình sẽ có những quyết định khác hơn.
Theo quan sát, có một số những lí do chủ yếu khi các bạn và phụ huynh lựa chọn con đường du học:
Và còn nhiều lí do khác nữa. Theo mình, mỗi người phải tự tìm hiểu, suy nghĩ, tuỳ vào hoàn cảnh và khả năng của bản thân và gia đình mà quyết định. Và nếu quyết định thì hãy nghĩ chuyện lâu dài, chứ đừng tới đâu hay tới đó, lỡ dỡ mọi chuyện. Lâu dài ở đây là bạn muốn mục tiêu đi để làm gì, đạt được những gì. Tiền bạc là yếu tố quan trọng, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tính hết được. Vì thế nếu có mục tiêu rõ ràng, đến khi tài chính hạn hẹp bạn vẫn có những lựa chọn khác, tuy không hoàn hảo nhưng vẫn đạt được mục tiêu. Còn nếu chỉ tính ngắn hạn, bạn có nguy hiểm sẽ vung tiền xài hết những năm đầu, hay chọn trường quá đắt, để rồi những năm sau không bước tiếp được nữa.
Đối với những ai quyết tâm cao và tài chính eo hẹp, đi từ đại học là một option hoàn toàn đúng đắn và khả thi. Sẽ có nhiều thời gian cho bố mẹ để dành tài chính, cho bạn phát triển nuôi dưỡng những tình bạn khắng khít thời cấp 3, ăn thêm vài cái Tết ở nhà. Quan trọng nhất là bạn đã trưởng thành, chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống xa nhà. Nói thật nhìn lại, mình đi từ cấp 3 là quá sớm. Đôi lúc có cảm giác tự sống, tự lớn một mình, tự dạy dỗ bản thân mà không biết tựa vào ai. Những gì diễn ra ở đây thật khó diễn tả và tìm sự thông hiểu từ gia đình, dù gia đình bạn có quan tâm và lo lắng bao nhiêu đi nữa.
Nguồn: Ngọc Bích, PharmD, RPh. - thetinypharmacist.org
Sau khi tốt nghiệp THPT, đại học không phải con đường duy nhất để bạn vào đời mà có thể cân nhắc lựa chọn các hướng đi khác như xuất khẩu lao động hay du học nghề. Nếu bạn vẫn nghĩ xuất khẩu lao động và du học nghề giống nhau thì VICAT sẽ giúp bạn phân biệt hai khái niệm này qua 5 tiêu chí chính trong bài viết dưới đây, từ đó bạn có thể quyết định con đường nào phù hợp với mình nhất.
Xuất khẩu lao động đơn giản là hoạt động cung cấp nguồn nhân lực Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn. Với hình thức xuất khẩu lao động, mục tiêu chính của chương trình là đi làm kiếm tiền và tăng thêm thu nhập. Với đối tượng tốt nghiệp THPT chưa có bằng cấp chuyên môn thì bạn sẽ thuộc nhóm đối tượng lao động phổ thông.
Trong khi đó, du học nghề là một hình thức đào tạo chuyên sâu về ngành nghề tùy chọn. Ngoài học lý thuyết, bạn còn được tham gia thực hành nghề trong chương trình học. Khi hoàn thành khóa học, bạn không những có kiến thức chuyên môn mà còn có kinh nghiệm làm việc thực tế trong môi trường làm việc quốc tế.
Hiện nay, lao động Việt Nam thường lựa chọn đi xuất khẩu lao động tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hay Đức. Tùy thời hạn hợp đồng xuất khẩu lao động dài hay ngắn (1 năm hay 3 năm) mà chi phí sẽ thay đổi nhưng thường dao động từ khoảng 70 đến 150 triệu đồng.
Với lựa chọn du học nghề, tổng chi phí sẽ cao hơn đi xuất khẩu lao động. Để có thể du học nghề bạn thường tốn ít nhất từ 150 đến 250 triệu đồng tùy quốc gia. Tuy nhiên, nếu bạn chọn chương trình học nghề tại CHLB Đức thì sẽ được miễn học phí trong suốt thời gian học tập. Bên cạnh đó, việc đi làm thêm hay thực tập tại các đơn vị còn giúp bạn có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Với ngành thiếu nhân lực ở Đức như điều dưỡng thì bạn còn nhận được trợ cấp học nghề từ chính phủ. Đây là cơ hội tốt giúp bạn không chỉ được đào tạo trình độ chuyên môn mà còn tự chủ về tài chính ngay trong lúc còn đi học.
Với lựa chọn Xuất khẩu lao động ngay sau khi tốt nghiệp THPT, khi hợp đồng làm việc kết thúc thì bạn không có gì trong tay ngoài một khoản tiền tiết kiệm. Việc không có bằng cấp khiến bạn khi trở về nước không biết làm gì và nên bắt đầu từ đâu.
Ngược lại, khi lựa chọn du học nghề sẽ được nhận bằng cấp được quốc tế công nhận để phát triển sự nghiệp sau này. Chẳng hạn như nếu bạn chọn du học Đức nghề điều dưỡng thông qua VICAT thì sau tốt nghiệp sẽ được nhận bằng điều dưỡng chính quy. Với tấm bằng này, bạn không chỉ có thể làm nghề ở Đức mà bất kỳ quốc gia nào khác.
Nếu chọn con đường xuất khẩu lao động thì cơ hội thăng tiến của bạn trong tương lai gần như bằng không vì chỉ là lao động phổ thông làm các công việc chân tay. Để được cất nhắc lên vị trí quản lý, bạn cần có bằng cấp hoặc kiến thức chuyên môn đặc biệt.
Với lựa chọn du học nghề, sau khi hoàn thành khóa học bạn có thể xin làm việc tại bất kỳ đơn vị hoặc tổ chức nào. Vì có kiến thức chuyên môn nên bạn hoàn toàn có cơ hội thăng tiến trong công việc. Nếu bạn mong muốn học cao lên hệ đại học để đủ điều kiện đảm nhiệm vị trí quản lý thì vẫn được.
Sau khi hợp đồng xuất khẩu lao động kết thúc, bạn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở về nước. Vì bạn thuộc nhóm lao động phổ thông nên chính phủ các nước hiếm khi ưu tiên để bạn được định cư để đóng góp cho xã hội của họ.
Khi bạn chọn du học nghề, con đường định cư của bạn rộng mở hơn vì bạn vừa có bằng cấp vừa có chuyên môn cao. Ví dụ như nếu bạn chọn du học nghề điều dưỡng ở Đức thì chỉ cần sống ở Đức 6 năm, có mức thu nhập đủ sống và giao tiếp tiếng Đức lưu loát là đã đạt yêu cầu định cư. Chính phủ Đức thậm chí còn không yêu cầu bạn kết hôn với người bản địa như một số quốc gia để có thể định cư.
Qua bài viết cũng như bảng tổng kết phía trên, nếu bạn nhận thấy du học nghề phù hợp với mình và muốn được biết thêm thông tin về chương trình du học nghề điều dưỡng tại CHLB Đức ở VICTA thì hãy liên hệ qua số điện thoại 0971 34 11 99 hoặc fanpage VICAT – Du học nghề điều dưỡng CHLB Đức để đặt lịch hẹn tư vấn miễn phí ngay hôm nay.