Nền Công Nghiệp Từ 1.0 Đến 4.0

Nền Công Nghiệp Từ 1.0 Đến 4.0

Công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kết hợp các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo, máy học, internet vạn vật, điện toán đám mây, robot, thực tế ảo... để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, kinh doanh và quản lý.

Công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ dùng để chỉ sự kết hợp các công nghệ thông minh như trí tuệ nhân tạo, máy học, internet vạn vật, điện toán đám mây, robot, thực tế ảo... để tối ưu hóa quy trình và phương thức sản xuất, kinh doanh và quản lý.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai được xem là điểm khởi đầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nhờ vào thành công của các nghiên cứu về chế tạo hệ thống vũ khí sử dụng các nguyên tắc hoạt động hoàn toàn mới như bom nguyên tử, máy bay phản lực, dàn tên lửa bắn loạt, và tên lửa chiến thuật đầu tiên. Các công nghệ này đã được áp dụng vào quá trình sản xuất, tạo nền tảng cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực và tác động đến mọi hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng, đời sống và văn hóa của con người.

Sự phát triển của công nghệ bán dẫn, siêu máy tính (những năm 1960), máy tính cá nhân (những năm 1970 và 1980) và Internet (những năm 1990) đã đóng góp quan trọng vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng điện tử và quá trình số hóa. Đồng thời, sự ra đời của sản xuất tự động dựa trên máy tính đã tạo ra một thế giới mới, kết nối mọi người với nhau.

Sumato cập nhật ứng dụng CMCN 4.0 như thế nào?

Sumato – Học viện Công nghệ tiên tiến, hiện đại | Lập trình, Robotics, Đồ họa

Sumato là học viện công nghệ với môi trường giáo dục tiên tiến, hiện đại. Chúng tôi tận dụng sự tò mò và khám phá của học viên với thế giới công nghệ thông qua việc học lập trình, robotics, đồ họa, và cung cấp các kỹ năng sống cần thiết cho tương lai.

Sumato luôn đi đầu trong việc đổi mới giáo dục bằng cách liên tục cập nhật các bộ giáo trình giảng dạy tiên tiến nhất trên thế giới, nhằm đáp ứng tốc độ phát triển của thời đại công nghệ 4.0.

Đồng thời, Sumato đang xây dựng và phát triển các chương trình học cùng các chương trình rèn luyện kỹ năng mềm, giáo dục phẩm chất nhằm đào tạo một thế hệ trẻ Việt Nam năng động, sáng tạo, tự lập, tự tin, thông thạo kiến thức và kỹ năng. Mục tiêu của chúng tôi là đưa đất nước hội nhập và vươn tầm thế giới.

Sumato Academy sử dụng phương pháp giáo dục STEAM hiện đại nhất hiện nay. Nhờ đó, học viên có cơ hội tiếp cận, tìm hiểu, sử dụng và làm chủ các tiến bộ khoa học công nghệ trên toàn cầu. Chúng tôi tạo cho học viên hành trang kiến thức đầy đủ và nền tảng vững chắc, để tương lai Việt Nam có thể ứng dụng công nghệ vào bất kỳ ngành nghề nào.

3 công nghệ trụ cột của thời kỳ 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo nên một thời đại công nghệ 4.0 là cái nôi cho ra đời hàng loạt công nghệ thông minh áp dụng công nghệ 4.0. Giúp mở ra một kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp, tổ chức đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam.

Khi nhắc đến cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì không thể thiếu ba trụ cột quan trọng sau:

Trí Tuệ Nhân Tạo – AI (Artificial Intelligence) là công nghệ 4.0 mô phỏng quá trình học tập và suy nghĩ của con người cho máy móc, đặc biệt là hệ thống máy tính. Mục đích con người lập ra trí tuệ nhân tạo này để tự động hóa các hành vi thông minh như bộ não con người. Từ đó, giúp cắt giảm bớt nhân công con người và đảm bảo tính đồng bộ, tính chuẩn xác cao hơn.

Ngoài ra, AI có thể hiểu như một trong những lĩnh vực của khoa học máy tính gắn trực tiếp với việc tự động hóa các hành vi một cách thông minh. Cụ thể là: AI là trí tuệ do con người lập trình tạo ra để giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như một bộ não người . Biết suy nghĩ, lập luận, phân tích cũng như so sánh và giúp tổng hợp rút ra các quyết định hay các phương pháp để giải quyết các vấn đề nhanh gọn. Đặc biệt hơn, AI còn biết nói, giao tiếp, biết học, thích nghi và tự bộc lộ sở thích, ham muốn…

So với lập trình logic trước kia trí tuệ nhân tạo còn làm được nhiều hơn thế. Nó có khả năng suy nghĩ độc lập của chúng thay vì việc mọi thứ được lập trình sẵn và cỗ máy đó sẽ thực hiện các thao tác theo logic được con người đặt ra, đây cũng là sự khác biệt của hai khái niệm này. Bên cạnh đó, AI – Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ tự xem xét tình huống và đưa ra phương án tối ưu nhất, từ đó tiết kiệm chi phí cũng như vận hành cho công việc hiệu quả hơn. Đồng thời nhờ khả năng tính toán AI sẽ đưa ra những ý tưởng mới giúp phát triển hơn.

Một số ví dụ phổ biến về trí tuệ nhân tạo – AI có thể kể đến: ô tô tự lái, trợ lý ảo trên điện thoại hay đối thủ ảo khi chơi trò chơi trên điện thoại, phần mềm dịch thuật tự động.

Lợi ích của trí tuệ nhân tạo AI

Ứng dụng công nghệ AI trong đời sống

Hiệu quả cho học viên đến đâu?

Học viên có thể tự học tại nhà qua nền tảng độc lập với thời gian học linh hoạt. Sumato Academy cung cấp giáo viên và giáo trình riêng cho từng cá nhân học viên. Từ đó, học viên có thể tạo ra sản phẩm cá nhân riêng. Hơn thế nữa, Sumato giúp học viên trở thành chuyên gia công nghệ, tự tin với hành trình sự nghiệp tương lai.

Học viên được nắm vững kiến thức và sáng tạo sản phẩm chỉ sau 4 giờ học. Lập trình không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một cách để khám phá thế giới xung quanh và phát triển tư duy logic.

Sứ mệnh, giá trị mà Sumato đem đến

Sumato mang đến một nền tảng giáo dục công nghệ tiên tiến, tập trung vào việc giảng dạy lập trình robot, đồ họa và các khóa học công nghệ hiện đại với chất lượng cao.

Mục tiêu của chúng tôi là khuyến khích thế hệ trẻ phát triển tư duy logic, sáng tạo và trang bị kỹ năng vững chắc, từ đó tạo ra nền tảng mạnh mẽ để hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Người lao động được nhận mức lương cơ bản như thế nào?

Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.

Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:

* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:

Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.

Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.

Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:

+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.

+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.

+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.

+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.

* Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:

Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:

Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương

Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra khả năng giúp xuất khẩu đáp ứng về nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Với một nền kinh tế hội nhập sâu rộng và có độ mở lớn như Việt Nam, phát triển bền vững là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay.

Để có những giải pháp căn cơ về phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sáng 18/8, tại Hà Nội, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp với Diễn đàn kinh tế tư nhân tổ chức Hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 - Những xu hướng và tác động đến xuất khẩu của Việt Nam”.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: Xuất khẩu là một hoạt động quan trọng, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế nói chung và sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng.

Điều này thể hiện qua việc kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua.

Với tốc độ tăng bình quân là 17,5%/năm trong giai đoạn 2011 - 2015, xuất khẩu cả nước vượt lên và xếp thứ 26 trong nhóm các nước có nền kinh tế lớn nhất và đạt mức 176,6 tỷ USD trong năm 2016.

Dự kiến, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước sẽ vượt mốc 200 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, cách mạng công nghiệp 4.0 với những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, người máy, internet vạn vật, công nghệ nano, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền… mở ra khả năng giúp xuất khẩu đáp ứng về nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm xuất khẩu và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Không dừng lại ở đó, công nghiệp 4.0 còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” mà ở đó các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng.

Qua đó, các hệ thống liên tiếp chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, lượng nguyên vật liệu và những thay đổi trong đơn hàng hay về sự cố hoặc lỗi.

Nhờ vậy, chuỗi cung ứng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất về thời gian xử lý, thời gian lưu kho, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí vật liệu.

Ngoài ra, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cũng sẽ có những đột phá với những giống cây trồng mới có những tính năng thích ứng với tình trạng hạn hán, nước nhiễm mặn hoặc chống sâu bệnh và có năng suất, chất lượng cao nhờ công nghệ sinh học phân tử.

Với việc nhiều loại vật liệu mới, sản phẩm mới được hình thành, những giao dịch xuất khẩu thực hiện hoàn toàn qua môi trường mạng thì cơ chế, chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu cũng cần điều chỉnh để theo kịp tình hình mới.

Điều này sẽ giúp đảm bảo mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu cũng như đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn môi trường, an toàn lao động và các mục tiêu cộng cộng chính đáng khác phù hợp với những điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết và tham gia.

Ông Cái Hồng Thu - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) chia sẻ: Để duy trì năng lực và lợi thế cạnh tranh, VICEM luôn xác định cần phải đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên cơ sở nền tảng công nghệ tiên tiến các nhà máy hiện có, đầu tư kết hợp kế thừa và tùy chỉnh thiết kế để có được các nhà máy thông minh, khả năng thay đổi sản phẩm nhanh chóng.  Theo ông Phạm Đình Lộc - Trưởng ban Công nghệ thông tin, Tổng Công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh (EVNHCMC): EVNHCMC xác định ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin hiện đại hóa lưới điện cũng như quản trị doanh nghiệp, kinh doanh, dịch vụ khách hàng... là một trong những khâu đột phá để phát triển bền vững.

Hiện tại, Tổng Công ty đã và đang thực hiện có lộ trình hiện đại hóa lưới điện theo hướng tự động hóa, đồng bộ với đầu tư lưới điện kết nối mạch vòng, giảm thiểu mất điện, nâng cao độ tin cậy cấp điện cho khách hàng.

Ngoài ra, Tổng Công ty cũng chú trọng xây dựng đội ngũ chuyên gia quản lý, vận hành lưới điện, từng bước làm chủ công nghệ mới.

Ông Trần Việt Hòa - Phó Vụ trưởng, Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) nhấn mạnh: Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2015 - 2016, Việt Nam được xếp hạng chung là 56/140. Tuy nhiên, các chỉ số về đổi mới sáng tạo lại thấp.

Mới đây, Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành công thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 754/QĐ-TTg.

Trước thực tế này, các cơ quan chức năng đã và đang tiến hành đánh giá, xem xét và bước đầu đưa ra những khuyến nghị trong định hướng phát triển và điều chỉnh chính sách phát triển.

Đặc biệt, trong ngành công nghiệp - thương mại, cần có những nghiên cứu, phân tích sâu, cụ thể cho từng lĩnh vực; định hướng, điều chỉnh phù hợp.

Ông Đỗ Trung Hiếu - Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ cao Smartlines JSC - Vietnam IOT Alliance khuyến cáo, doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng chiến lược và kế hoạch áp dụng công nghiệp 4.0 để giải quyết các bài toán kinh doanh - sản xuất của mình; chờ đợi công nghệ hoàn thiện là quá muộn để kịp thay đổi.

Tuy nhiên, để làm tốt điều này, doanh nghiệp nên tìm kiếm đối tác tin cậy cung cấp các giải pháp, công nghệ và tư vấn triển khai. Mặt khác, xây dựng tập hợp các nhà cung cấp công nghệ thứ ba, bởi công nghiệp 4.0 là sự chuyển dịch từ mô hình 1 nhà cung cấp sang mô hình nhiều nhà cung cấp, công nghệ tích hợp với nhau.Từ đó, đầu tư thành lập 1 nhóm chuyên môn nghiên cứu các cải tiến và áp dụng công nghiệp 4.0 trên quy mô toàn doanh nghiệp, dựa trên một văn hóa mở với các thay đổi và thử nghiệm.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay còn được viết tắt là cách mạng Công nghiệp 4.0. Đề cập đến cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư, đại diện cho một sự chuyển đổi đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều đại diện cho một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, mang theo những đặc điểm độc đáo về sự thay đổi và phát triển trong quá trình sản xuất.