Tổ trưởng các bộ phận: Than hóa khí, Máy ép.
Tổ trưởng các bộ phận: Than hóa khí, Máy ép.
Không phải ngẫu nhiên mà các phong cách phối đồ thời trang nam Hàn Quốc lại được ưa chuộng trên khắp thế giới. Bởi ở đó có nhiều điểm cộng mà không ai có thể bỏ qua, điển hình như:
Thời trang nam Hàn Quốc có nhiều ưu điểm không thể bỏ qua
Là địa chỉ có nhiều năm kinh nghiệm order hàng hóa từ xứ sở Kim chi về Việt Nam. Dịch vụ Mua Hộ Hàn Quốc cam kết mang đến những lợi ích mà không phải đơn vị nào cũng đạt được như:
Order thời trang nam Hàn Quốc tại Muahohanquoc
Trên đây là toàn bộ gợi ý cho bạn những cách phối đồ thời trang nam Hàn Quốc đang được cánh mày râu ưa chuộng. Hy vọng rằng bạn có thể tự tìm cho mình được nguồn hàng quần áo uy tín, chất lượng và đừng quên tìm đến Muahohanquoc để order hàng nhanh chóng, thuận tiện.
Hình ảnh các vị vua, hoàng hậu, hoàng tử… triều Nguyễn trên các bức ảnh chụp vào đầu thế kỷ XX thường được thể hiện trong trang phục triều hội, với các “phụ kiện” như cân đai, hia, mão và các món trang sức bằng vàng, ngọc và đá quý rất độc đáo.
Tùy theo chất liệu và hình dáng, những món trang sức này được gọi là kim bài, kim khánh, kim bội và ngọc bội. Đó không phải là thứ trang sức thông thường của vua chúa, quý tộc hay đình thần, mà là những phục trang thể hiện danh phận, quyền uy và vinh hạnh của người phục sức. Đó còn là những kỷ vật ghi nhận công trạng hay sự ân thưởng của nhà vua đối với những người có công lao với quốc gia và triều đình.
Chân dung vua Đồng Khánh mặc hoàng bào, đeo ngọc khánh, tay cầm hốt trấn khuê, ngự trên ngai vàng.
Chân dung vua Thành Thái mặc long bào, đeo ngọc khánh và kim tiền, ngự trên ngai vàng.
Vua Thành Thái mặc long bào, đeo ngọc khánh và kim tiền.
Kim bài là những chiếc thẻ bài làm bằng vàng hình chữ nhật (8,5cm x 5cm), phía trên tạo hình tựa chiếc khánh, có lỗ để xâu dây đeo. Dưới triều Gia Long (1802 - 1820), triều đình cấp cho các quan trong Cơ Mật viện những chiếc thẻ bài bằng bạc (ngân bài) như một thứ “giấy thông hành” để họ ra vào Đại Nội. Đến năm 1834, vua Minh Mạng (1820 - 1841) bắt đầu cấp các thẻ bài bằng vàng (kim bài) có khắc 4 chữ Hán Cơ Mật đại thần thay cho các ngân bài được cấp trước đây. Với các chức quan không thuộc Cơ Mật viện, thì tùy theo chức tước và phẩm hàm, thẻ bài cấp cho họ có thể làm bằng vàng, bằng bạc mạ vàng hay bằng bạc.
Kim bài khắc dòng chữ Thái bình thiên tử của vua Khải Định.
Kim bài khắc dòng chữ Đại bang duy bình của vua Khải Định.
Kim bài khắc dòng chữ Đại bang duy bình của vua Khải Định.
Kim bài quý nhất là của nhà vua, có khắc dòng chữ Hán Thái bình thiên tử trên nền hoa văn “lưỡng long” và có gắn 10 viên kim cương, bên ngoài có 3 đường viền kết bằng ngọc trai. Ngoài ra, nhà vua còn có kim bài khắc dòng chữ Hán Đại bang duy bình và có gắn 10 viên hồng ngọc.
Kim bài khắc dòng chữ Đông cung hoàng thái tử của hoàng thái tử Vĩnh Thụy.
Kim bài khắc dòng chữ An Tĩnh Công, triều Khải Định.
Kim khánh cũng được làm bằng vàng, được vua ban cho các tướng lĩnh, quan lại cao cấp vì những công lao của họ đối với triều đại và đất nước. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, kim khánh chỉ được thưởng cho các thành viên hoàng gia và các quan lại có điện hàm đại học sĩ (Tứ trụ).
Kim khánh khắc hai chữ Ân tứ, triều Đồng Khánh.
Kim khánh khắc dòng chữ Báo nghĩa thù huân, triều Khải Định.
Kim khánh khắc dòng chữ Khải Định ân tặng.
Từ năm 1873 trở đi, vua Tự Đức (1848 - 1883) còn ban thưởng kim khánh cho các quan chức cao cấp người Pháp ở Đông Dương để tỏ tình giao hảo. Từ triều Hàm Nghi (1884 - 1885) trở về trước, kim khánh chỉ có 2 hạng: đại hạng kim khánh (kim khánh hạng lớn) và kim khánh (kim khánh hạng thường), đều làm bằng vàng 8,5 tuổi nhưng khác nhau về kích thước, trọng lượng và hoa văn trang trí. Sang triều Đồng Khánh (1885 - 1889), kim khánh được phân thành 4 hạng: đại (hạng lớn), trung (hạng vừa), thứ (hạng dưới trung bình) và tiểu (hạng nhỏ). Đến năm 1900, vua Thành Thái (1889 - 1907) quy định kim khánh chỉ có 3 hạng, đều khắc dòng chữ Hán Thành Thái sắc tứ ở mặt trước, nhưng mặt sau thì phân biệt bởi các dòng chữ Hán: Báo nghĩa thù huân (hạng nhất), Gia thiện sinh năng (hạng hai) và Lao năng khả tưởng (hạng ba). Mỗi kim khánh đều có một chùm tua kết bằng các hạt ngọc trai, mã não và cườm nhiều màu nhập từ Ấn Độ. Đặc biệt, kim khánh của triều Khải Định (1916 - 1925) thường có các chữ Hán Khải Định ân tứ hoặc Ân tứ khắc chìm và được khảm ngọc trai trong lòng chữ. Những kim khánh này được đựng trong những chiếc hộp bằng bạc, chính giữa khắc 4 chữ Hán Khải Định niên tạo và có chữ ký nghệ nhân chế tác kim khánh khắc ở phía dưới. Riêng những kim khánh vua ban cho phái nữ thì các hoa văn hình rồng được thay thế bằng hình chim phụng.
Vua Khải Định mặc trang phục thường triều, đeo kim bài, ngọc khánh và huy chương.
Vua Khải Định mặc trang phục kiểu Âu châu, đội nón, đeo kim bài, ngọc khánh và huy chương (do người Pháp tặng).
Kim bội là vật trang sức hoàng gia, chỉ xuất hiện từ năm 1889 trở đi. Kim là vàng, bội là đeo, treo. Kim bội là (vật bằng) vàng để treo, đeo. Kim bội dáng hình thuẫn hoặc hình chữ nhật cách điệu ở 4 góc. Một mặt của kim bội khắc các dòng chữ Hán ghi niên hiệu của vua như: Thành Thái niên tạo, Duy Tân niên tạo…, mặt kia khắc dòng chữ Hán Quỳnh diêu vĩnh hảo. Lúc đầu, vua Thành Thái cho đúc kim bội để thưởng cho những người có công, nhưng về sau kim bội chỉ được ban tặng cho phụ nữ, chủ yếu là các công chúa, để làm vật trang sức và thể hiện danh phận của họ. Do vậy nên dòng chữ Hán Quỳnh diêu vĩnh hảo trên kim bội được thay bằng các dòng chữ Hán: Hoàng trưởng nữ công chúa, Hoàng thứ nữ công chúa, hay Hoàng thứ nữ. Hoa văn trang trí trên kim bội thường là thuộc đề tài hoa thảo hay các dạng hồi văn chữ Thọ, chữ Công liên hoàn.
Kim bội khắc dòng chữ Hoàng trưởng nữ công chúa.
Kim bội khắc dòng chữ Hoàng thứ nữ công chúa.
Kim bội khắc dòng chữ Hoàng thứ nữ.
Ngọc bội có hình dáng tương tự kim khánhnhưng được làm bằng ngọc quý, chủ yếu là bằng cẩm thạch. Một mặt của ngọc bội khắc chìm dòng chữ Hán thếp vàng Thụ thiên vĩnh mệnh, mặt kia khắc niên hiệu của vị vua đang tại vị như Thiệu Trị trân bửu, Khải Định trân bửu… Thời Nguyễn sơ, ngọc bội được coi là hàm tước danh dự hay quan huy và được ban thưởng cho cả nam lẫn nữ. Từ triều Khải Định trở đi, ngọc bội chỉ còn là một thứ trang sức biểu trưng cho vương gia và quyền quý.
Ngọc bội khắc dòng chữ Thiệu Trị trân bửu.
Ngọc bội khắc dòng chữ Khải Định trân bửu.
Việc chế tác kim bài, kim khánh, kim bội, ngọc bội dưới thời Nguyễn do Kim ngân tượng cục thực hiện. Kim ngân tượng cục là quan xưởng do vua Minh Mạng cho lập vào năm 1834 đặt dưới sự cai quản của Sở Nội tạo. Đây là nơi tập trung những người thợ kim hoàn giỏi nhất trong nước, chuyên chế tác các vật dụng bằng vàng, bạc và đá quý để phục vụ cho nhu cầu của hoàng gia và triều đình. Ngoài Kim ngân tượng cục, triều Nguyễn còn cho mở thêm hai tượng cục khác để chế tác các vật dụng có liên quan đến vàng bạc. Đó là Kim mạo tượng ty chuyên chế tạo mũ mão bằng vàng cho vua và hoàng gia và Kim tương tượng ty chuyên chế tạo các vật phẩm có thếp vàng.
Vua Bảo Đại mặc quốc phục, đeo kim bài và huy chương (do người Pháp tặng).
Hoàng tử Bảo Long mặc quốc phục, đeo kim bài và ngọc khánh.
Hoàng tử Bảo Long mặc quốc phục, đeo kim bài và huy chương (do người Pháp tặng).
Hoàng tử Bảo Long mặc quốc phục, đeo kim bài và huy chương (do người Pháp tặng).
Vua, hoàng gia và đình thần thường đeo kim bài, kim khánh, kim bội và ngọc bội trong các dịp quốc lễ, triều hội hay trong những dịp nghinh tiếp quốc khách. Cùng với các bộ triều phục lộng lẫy, những kim bài, kim khánh, kim bội, ngọc bội… của triều Nguyễn là những trang sức không thể thiếu trong trang phục cung đình Huế. Những trang sức ấy đã góp phần tạo dựng nét uy phong và quyền quý của một lớp người từng nắm giữ quyền lực ở Việt Nam một thuở. Để rồi giờ đây, khi buổi hoàng kim của triều Nguyễn đã trở thành quá vãng, những món trang sức ấy lại trở thành những cổ vật vô giá và là niềm mơ ước của những nhà sưu tập có tinh thần hoài cổ.
Mỗi khi trang cá nhân của nhà văn trẻ Tuệ Nghi khi vừa hé lộ thông tin một cuốn sách mới sẽ ra mắt thì ngay lập tức có hàng ngàn lượt yêu thích và hàng trăm lượt bình luận. Sự trông đợi của bạn đọc trẻ từ những cuốn sách có sức lan tỏa những thông điệp tích cực tác giả Tuệ Nghi là niềm hạnh phúc của bất cứ người viết sách nào.
Tuệ Nghi (tên thật là Phan Thanh Bảo Ngọc), sinh năm 1993, là gương mặt trẻ thành công trong kinh doanh. Cô khởi nghiệp ở tuổi 15, sáng lập công ty riêng ở tuổi 18 và nhận biểu tượng top 10 Ngôi sao Kinh doanh châu Á - Thái Bình Dương ở tuổi 20. Tuệ Nghi từng được báo chí nước ngoài để mắt vì thành công ở tuổi đời còn trẻ. Hiện Tuệ Nghi quản lý 3 công ty trên nhiều lĩnh vực.
Cô nàng 9x từng nhận các giải thưởng: Nhân tố mới thời đại Hồ Chí Minh 2013; Doanh nhân Tiên Phong...
Trải nghiệm là đáng quý và viết là để truyền cảm hứng
Tuệ Nghi là một tác giả trẻ với nhiều tác phẩm gây sự chú ý và nhiều cảm hứng cho giới trẻ. Tác giả trẻ này còn được biết đến với những dấu ấn tuổi thơ vất vả, nữ doanh nhân 9x nghìn tỷ có nhiều thành công trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Với Tuệ Nghi niềm vui và cảm hứng viết lách của mình là vì bản thân may mắn được làm việc trong một môi trường năng động, nhiều trải nghiệm nên không khó để có cảm hứng viết. Tuệ Nghi viết về những điều mình nhìn thấy và trải qua. Không điều gì vui hơn khi biết những câu chuyện của mình có thể truyền cảm hứng cho người khác, thậm chí thay đổi cuộc đời họ theo hướng tích cực.
Tuệ Nghi chia sẻ rằng trong công việc thì mình là một người rất kỷ luật nhưng trong viết lách thì nhà văn trẻ này lại là người khá tuỳ hứng và dường như không phân bổ thời gian cho việc viết sách. Như một thói quen, Tuệ Nghi thường viết các ghi chú vào một cuốn note rồi khi nào có hứng thú và thuận tiện về thời gian sẽ dành tâm sức viết những điều đã ghi lại, những ý tưởng đã phôi thai thành một bản thảo. Nghi nói rằng cô ấy có thể viết bất cứ lúc nào mình muốn, trên máy bay, lúc ăn trưa hoặc là khi đang ngồi trên xe di chuyển.
Nói về cuộc đời Nghi trước đây, mọi người sẽ thấy trời ơi sao cô này còn trẻ mà gặp nhiều bất hạnh vậy. Nhưng Nghi thì luôn cảm thấy mình may mắn khi được trải nghiệm quá nhiều và biết cách vượt qua những thử thách do số phận. Những gì Nghi có bây giờ chính là kết quả của sự lạc quan, tích cực và ý chí. Nếu bi quan, chúng ta sẽ mãi đắm chìm trong đau khổ, mà cuộc đời này ai sinh ra mà không đau khổ? Chính vì vậy mà mọi cuốn sách Nghi viết đều truyền đi những năng lượng lạc quan được đúc kết từ chính cuộc sống của mình.
Khi đọc những gì Tuệ Nghi viết, mỗi người sẽ nghiệm ra một thông điệp riêng tuỳ vào hoàn cảnh mà họ đang gặp phải. Nhà văn trẻ này chia sẻ với mọi người về hành trình biến cuộc đời mà nhiều người cho là đầy bi kịch của mình thành một cuộc đời tươi đẹp, hãnh tiến. Tuệ Nghi cho rằng: về những gì người khác nói tôi không làm được nhưng cuối cùng không những tôi làm được mà còn làm tốt nữa. Tôi tin rằng cuộc sống này có rất nhiều người giống như tôi và họ cũng cần một người truyền cho họ lòng tin để họ có sức mạnh tự viết lấy những trang tươi đẹp cho chính cuộc đời mình như tôi đã làm.
Tình yêu của người phụ nữ là hình ảnh lấp lánh nhất
Hình ảnh người phụ nữ trong các sáng tác của Tuệ Nghi khá là ấn tượng. Với riêng Nghi thì gia đình là quan trọng nhất và tất nhiên là phụ nữ cũng cần có sự nghiệp. Sự nghiệp chính là thứ giúp phụ nữ bảo vệ và làm chủ được những điều quan trọng trong cuộc sống của chính mình.
Là nhà văn nữ trẻ với những sáng tác đều đặn và có lượng fan bạn đọc khá lớn, với sự nghiệp kinh doanh thành công nhiều người mơ ước. Nhưng Tuệ Nghi vẫn không ngừng chăm lo phát triển các giá trị của bản thân. Trả lời trên báo chí, Tuệ Nghi cho rằng: "Một người phụ nữ đẹp có thể chinh phục một hoặc nhiều người đàn ông. Nhưng một người phụ nữ thông minh thì có thể chinh phục cả thế giới. Vì thế mà vũ khí lợi hại nhất chính là trí tuệ và nhân cách sống".
Những cuốn sách của Tuệ Nghi viết hầu hết được viết ra từ chính cuộc đời mình, với hy vọng sẽ truyền đi được sự lạc quan, ý chí can trường luôn bước về phía trước cho mọi người. Những điều này đặc biệt có ý nghĩa với các bạn gái, những người phụ nữ đang đứng trước những khó khăn và thử thách của số phận: "Nghi nghĩ khi đã là người trưởng thành, chúng ta buộc phải đối diện với rất nhiều những khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Buồn thì khóc, vui thì cười, nhưng quan trọng nhất là sau những vấp ngã, mất mát đó ta vẫn phải can trường bước tiếp. Bởi vì hạnh phúc luôn chờ ta ở phía trước chứ không phải phía sau lưng. Và khổ đau tận cùng, sẽ là tái sinh",
Trong những sáng tác của mình, Tuệ Nghi có những cảm thức rất đặc biệt về tình yêu của người phụ nữ, đó là niềm tin tuyệt đối vào tình yêu chân thành, đó là sự thành tâm trong việc trao đi các giá trị và đó còn là nghị lực bước tiếp dẫu có sai lầm hay đổ vỡ.
Đặc biệt, trong tư duy sâu sắc của mình, nữ nhà văn cho rằng phụ nữ luôn có những góc nhìn ác cảm về sai lầm của đàn ông mà quên mất rằng chính bản thân mình là một phần tác nhân đẩy người đàn ông đi đến những sai lầm đó. Bởi thế, khi yêu nên để sợi dây giữa hai người có độ giãn nhất định để dễ dàng hòa hợp, rồi tìm cách để kéo nó căng hơn một cách nhẹ nhàng và bền lâu. "Hãy cho nhau một khoảng không gian để thở, tôn trọng sở thích, quyền riêng tư, mối quan hệ của nhau thì sẽ bớt... đau».
Với lối viết nhẹ nhàng, gần gũi, Tuệ Nghi đưa bạn đọc đi qua chuyện đổi dời của thế gian, có những tổn thương, có hiểu lầm, và cả những lúc hạnh phúc đến bật khóc… Nữ nhà văn nhắn nhủ các bạn gái sau chia tay: "Cứ dọn sạch nỗi đau trong tim, để hạnh phúc đến còn có chỗ trú". Đi qua những đổ vỡ, bạn sẽ nhận ra bản chất của yêu thương vẫn luôn là bao dung vô hạn.
Văn trẻ Việt Nam đang có nhiều khởi sắc trong thời gian gần đây, với những góp mặt của những tên tuổi như: Gào, Phan Ý Yên, Uông Triều, Phạm Ngọc Thạch thì Tuệ Nghi đã góp vào diện mạo văn trẻ ấy một tiếng nói riêng, đầy bản lĩnh và cảm hứng. Với sức viết đều đặn, với lối truyền đạt thông điệp từ chính trải nghiệm của bản thân và với lối đi riêng để chạm đến đồng cảm của nhiều bạn đọc để kiến tạo nên một cộng đồng bạn đọc riêng. Người ta sẽ nhớ về nhà văn trẻ này với diện mạo của một doanh nhân trẻ viết sách với những bước đầu thành công trên đại lộ của văn chương.
(Bài viết từ ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số đặc biệt kỷ niệm Ngày sách Việt Nam 21/4/2020)