Quốc Phòng An Ninh Bài 4

Quốc Phòng An Ninh Bài 4

HVQP, HVLQ, HVCTQS, HVHC, HVKTQS, HVQY, HVKHQS, HVHQ, HVPK-KQ, HVBP

HVQP, HVLQ, HVCTQS, HVHC, HVKTQS, HVQY, HVKHQS, HVHQ, HVPK-KQ, HVBP

BÀI 4. MỘT SỐ HIỂU BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

KHÁI NIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” VÀ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ

a. Chiến lược “diễn biến hòa bình”

“Diễn biến hoà bình” là chiến lược cơ bản do chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động tiến hành, nhằm lật đổ chế độ chính trị của các nước tiến bộ, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa từ bên trong, chủ yếu bằng các biện pháp phi quân sự.

Bạo loạn lật đổ là hành động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động hay lực lượng li khai, lực lượng đối lập trong nước hoặc câu kết với nước ngoài tiến hành nhằm gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội hoặc lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.

2. Mối quan hệ giữa chiến lược “Diễn biến hóa bình” và bạo loạn lật đổ

+ “Diễn biến hoà bình” làm cho đối phương suy yếu về tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng và an ninh,... tạo cơ sở tiền đề và thời cơ để bạo loạn lật đổ diễn ra.

+ Bạo loạn lật đổ là hệ quả tất yếu đồng thời là nhân tố thúc đẩy “diễn biến hoà bình” diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, quyết liệt hơn, gây ra hậu quả nặng nề hơn. Bạo loạn lật đổ thực hiện mục tiêu cuối cùng của chiến lược “diễn biến hoà bình”.

II. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Âm mưu, thủ đoạn thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”

Chiến lược “diễn biến hoà bình” tiến hành các hoạt động phá hoại tổng hợp về tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng và an ninh, văn hoá, trong đó có một số nội dung sau:

+ Tuyên truyền, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

+ Kêu gọi thực hiện “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, tác động chuyển hoá những phần tử xấu, thoái hoá, bất mãn trong hệ thống chính trị và trong xã hội;

+ Lợi dụng các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan nhân đạo nước ngoài ở Việt Nam, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để chống Việt Nam.

+ Phân hoá, chia rẽ hàng ngũ cán bộ trong Chính phủ Việt Nam, tạo phân hoá giữa lối sống của cán bộ, đảng viên với quần chúng, nhân dân lao động

+ Tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức phản động lưu vong người Việt, móc nối, chỉ đạo các phần tử phản động chống chính quyền, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo.

+ Phá hoại các chính sách kinh tế của Việt Nam, hình thành các liên minh về kinh tế giữa các nước lớn để gây sức ép với Việt Nam, đưa ra các luật chống phá kinh tế, kéo dài các dự luật trừng phạt kinh tế.

+ Tạo khủng hoảng ngân hàng, tài chính, gây bức xúc, bất công trong các cơ sở kinh tế vốn nước ngoài hoặc liên doanh.

+ Xuyên tạc để xoá bỏ hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ", gây mẫu thuẫn, chia rẽ quân với dân, quân đội với công an;

+ Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang, trước hết là đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân

+ Tổ chức các cuộc diễn tập, tập trận lớn với sự tham gia của một số quốc gia trong khu vực;

+ Tăng cường bố trí lực lượng, phương tiện quân sự tại khu vực nhằm gây sức ép với Việt Nam.

+ Làm rối loạn hệ thống giá trị đích thực của nền văn hoá Việt Nam, thúc đẩy cải cách văn nghệ, báo chí, xuất bản, truyền thông, giáo dục, đào tạo theo khuynh hướng cực đoan, đối lập.

+ Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội và internet để bôi nhọ, xuyên tạc lãnh đạo Đảng, Nhà nước;

+ Thông tin sai sự thật, làm nóng các vấn đề xã hội, truyền bá lối sống hưởng thụ, phát tán các tác phẩm phản động, đồi truy; tuyên truyền, lôi kéo, tập hợp lực lượng đối lập,...

2. Âm mưu, thủ đoạn thực hiện bạo loạn lật đổ

Gây rối loạn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từ đó lật đổ chính quyền ở địa phương hay Trung ương.

+ Lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội kích động tư tưởng chống chính quyền, xuyên tạc, thổi phồng những tiêu cực trong đời sống xã hội, sự gia tăng phân hoá, phân tầng xã hội, diễn biến phức tạp của vấn đề tôn giáo, dân tộc, an ninh nông thôn,...

+ Lôi kéo, mua chuộc, lừa bịp, ép buộc quần chúng, nhân dân lao động biểu tình trái pháp luật, chống chính quyền địa phương; câu kết các thế lực thù địch ở nước ngoài với các thế lực thù địch ở trong nước, hình thành lực lượng vũ trang bạo loạn, lực lượng cầm đầu,…

+ Mua sắm, tàng trữ vũ khí, phương tiện bằng cách móc nối với cán bộ trong nội bộ, các thế lực thù địch ở nước ngoài, chuẩn bị tài chính thông qua quyên góp từ các đối tượng chủ mưu, cầm dầu, nhận từ các đối tượng thủ địch; xây dựng kế hoạch gây bạo loạn lật đổ, chờ thời cơ.

+ Lợi dụng thời cơ khi tình hình chính trị quốc tế, khu vực, các nước láng giềng có biến động, trong nước diễn ra các sự kiện chính trị lớn, khi xảy ra gây rối an ninh, trật tự xã hội,... để thực hiện kế hoạch bạo loạn lật đổ.

+ Tiến hành bạo loạn từ nhỏ đến vừa và lớn, trước hết là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo; tập trung đánh chiếm trụ sở chính quyền các cấp, trung tâm thông tin, tài chính, ngân hàng, các đầu mối giao thông, ...

+ Mở rộng phạm vi bạo loạn bằng cách tiếp tục tập hợp lực lượng, câu kết với các đối tượng thù dịch ở các địa bàn khác, quốc tế hoa vụ bạo loạn, ...

+ Lợi dụng ưu thế truyền tin nhanh, rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các trang mạng xã hội để đưa tin, xuyên tạc, bóp méo sự thật nhằm gây bức xúc xã hội khi bạo loạn lật đổ vừa xảy ra.

II. PHÒNG, CHỐNG CHIẾN LƯỢC “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”, BẠO LOẠN LẬT ĐỔ

2. Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.