Tâm Lý Học Tư Pháp Là Gì Nhiệm Vụ Của Tâm Lý Học Tư Pháp

Tâm Lý Học Tư Pháp Là Gì Nhiệm Vụ Của Tâm Lý Học Tư Pháp

Hoạt động tư pháp là việc của các cơ quan chuyên chính được Nhà nước sử dụng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng quy định để đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân. Nói một cách khái quát thì “hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân”.

Hoạt động tư pháp là việc của các cơ quan chuyên chính được Nhà nước sử dụng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện các hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, được pháp luật tố tụng quy định để đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự và bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân. Nói một cách khái quát thì “hoạt động tư pháp là hoạt động tố tụng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án do các cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật tố tụng quy định nhằm bảo vệ các quyền lợi của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và công dân”.

- Nhiệm vụ của tâm lý học tư pháp

- Các cơ sở tâm lý của hành vi tuân thủ pháp luật (ý thức pháp luật, đạo đức, ý thức xã hội, những chuẩn mực xã hội);

- Những khía cạnh tâm lý của hoạt động tư pháp (những khía cạnh tâm lý của hoạt động điều tra, xét xử các vụ án hình sự, dân sự);

- Đặc điểm tâm lý của những người tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự (bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan...);

- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội, những đặc điểm tâm lý của hành vi phạm tội;

- Cơ sở tâm lý của của hoạt động cải tạo phạm nhân;

- Những phẩm chất tâm lý của những người tiến hành tố tụng (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân);

- Những khía cạnh tâm lý của các quan hệ tài sản, kinh tế và nhân thân được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự;

- Những tác động tâm lý của pháp luật và của các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với từng cá nhân và các nhóm riêng biệt.

Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng của Công ty Luật TNHH Everest

[a] Lịch sử sơ khai của tâm lý học tư pháp

Như phần lớn các ngành khoa học mới xuất hiện ở ranh giới những lĩnh vực khác nhau của tri thức loài người, tâm lý học tư pháp trong các giai đoạn phát triển đầu tiên của mình không có tính độc lập và không có những nhà khoa học chuyên ngành. Vì vậy, các nhà tâm lý học, luật học và thậm chí các chuyên gia ở các lĩnh vực khoa học khác cũng đã thử nghiệm giải quyết các vấn đề thuộc môn khoa học này. Giai đoạn phát triển đầu tiên của tâm lý học tư pháp gắn liền với tính tất yếu hương khoa học luật đến với tâm lý học để giải quyết các nhiệm vụ đặc trưng, khi các nhiệm vụ này không thể giải quyết bằng các phương pháp luật học truyền thống. Cũng như nhiều ngành khoa học tâm lý khác, tâm lý học tư pháp đi từ việc xây dựng trừu tượng thuần túy đến sự nghiên cứu thực nghiệm khoa học.

Một trong những tác giả đầu tiên đã nghiên cứu một loạt các khía cạnh tâm lý học tư pháp và tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn là M.M.Sêrbatov (1733-1790). Trong các tác phẩm của mình ông đề nghị: khi soạn thảo pháp luật phải chú ý đến đặc điểm của nhân cách con người, một trong những vấn đề đầu tiên là tăng cường miễn chấp hành hình phạt, ông đã đánh giá cao yếu tố lao động trong việc cải tạo, cảm hóa và giáo dục người phạm tội.

Trong các công trình của mình, I. T. Paxôskov (1652-1726) đã đưa ra những kiến nghị tâm lý về việc hỏi cung bị can và lấy lời khai người làm chứng, ông đã giải thích cách chi tiết hóa lời khai man của người làm chứng như thế nào để nhận được những thông tin chính xác nhằm vạch ra sự gian dối của họ. Đồng thời ông còn đưa ra cách phân chia tội phạm.

Việc truyền bá tư tưởng cải tạo và cảm hóa giáo dục người phạm tội đã buộc pháp luật phải hướng tới tâm lý học để biện giải một cách khoa học các vấn đề này. Nghiên cứu những vấn đề này vào đầu thế kỷ XIX ở Nga tiêu biểu là V.K.Elpatrevski, P.D.Lôdi, L.X.Gordienko.

Tuy vậy, trong thời gian này bản thân môn tâm lý học mang tính siêu hình và .trừu tượng, không thể liên kết với luật hình sự để thảo ra các tiêu chuẩn và các phương pháp xác đáng nghiên cứu nhân cách con người.

Nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học tư pháp xuất hiện ở Nga vào cuối thế kỷ XIX. Đó là các công trình của I.X.Barsev "Quan niệm về khoa học pháp luật hình sự", K.Ia, lanôvitra-Ianhevskôvơ "Những tư tưởng về ngành tư pháp hình sự xét theo quan điểm của tâm lý học và sinh lý học", L.E.Vladimirov "Các đặc điểm tâm lý của người phạm tội trong nghiên cứu hiện đại", A.U.Phrede "Sách đại cương về tâm lý học tư pháp". Trong các công trình này đã bày tỏ những tư tưởng vận dụng các kiến thức tâm lý một cách thuần tuý trong hoạt động cụ thể của các cơ quan điều tra và toà án.

Trong các công trình của các nhà bác học người Đức như I.Gophbauera "Tâm lý trong việc áp dụng các cơ sở của nó vào cuộc sống tư pháp" (1808) và I.Phridrikha "Sự điều hành một cách hệ thống trong tâm lý học tư pháp" đã thử nghiệm sử dụng các số liệu tâm lý khi điều tra tội phạm.

Các vấn đề tâm lý đánh giá lời khai của người làm chứng những thông tin chính xác nhằm vạch ra sự gian dối của họ. Đồng thời ông còn đưa ra cách phân chia tội phạm.

Việc truyền bá tư tưởng cải tạo và cảm hóa giáo dục người phạm tội đã buộc pháp luật phải hướng tới tâm lý học để biện giải một cách khoa học các vấn đề này. Nghiên cứu những vấn đề này vào đầu thế kỷ XIX ở Nga tiêu biểu là V.K.Elpatrevski, P.D.Lôdi, L.X.Gordienko.

Tuy vậy, trong thời gian này bản thân môn tâm lý học mang tính siêu hình và .trừu tượng, không thể liên kết với luật hình sự để thảo ra các tiêu chuẩn và các phương pháp xác đáng nghiên cứu nhân cách con người.

Nhiều công trình nghiên cứu về tâm lý học tư pháp xuất hiện ở Nga vào cuối thế kỷ XIX. Đó là các công trình của I.X.Barsev "Quan niệm về khoa học pháp luật hình sự", K.Ia, lanôvitra-Ianhevskôvơ "Những tư tưởng về ngành tư pháp hình sự xét theo quan điểm của tâm lý học và sinh lý học", L.E.Vladimirov "Các đặc điểm tâm lý của người phạm tội trong nghiên cứu hiện đại", A.U.Phrede "Sách đại cương về tâm lý học tư pháp". Trong các công trình này đã bày tỏ những tư tưởng vận dụng các kiến thức tâm lý một cách thuần tuý trong hoạt động cụ thể của các cơ quan điều tra và toà án.

Trong các công trình của các nhà bác học người Đức như I.Gophbauera "Tâm lý trong việc áp dụng các cơ sở của nó vào cuộc sống tư pháp" (1808) và I.Phridrikha "Sự điều hành một cách hệ thống trong tâm lý học tư pháp" đã thử nghiệm sử dụng các số liệu tâm lý khi điều tra tội phạm.

Các vấn đề tâm lý đánh giá lời khai của người làm chứng đã lôi cuốn nhà toán học người Pháp Laplaxa. Trong tác phẩm "Những kinh nghiệm triết học của thuyết xác suất" được xuất bản ở Pháp nãm 1814, Laplaxa đã nghiên cứu lời khai của người làm chứng song song với kết quả có thể có của bản án. Ồng cho rằng các yếu tố xác suất được hình thành:

+ Từ những xác suất của chính sự kiện mà người làm chứng kể lại;

+ Từ những xác suất của 4 giả thiết (đối với người lấy lời khai)

+ Người làm chứng không nhầm lẫn và không gian dối;

+ Người làm chứng không gian dối, nhưng nhầm lẫn;

+ Người làm chứng không nhầm lẫn, nhưng gian dối;

+ Người làm chứng gian dối và nhầm lẫn.

Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest

Các phương pháp tác động tâm lý áp dụng:

Khái niệm phương pháp tác động tâm lý

Phương pháp tác động tâm lý là cách thức sử dụng các phương tiện giao tiếp tác động đến người khác nhằm hình thành hoặc thay đổi tâm lý của họ, phù hợp với mục đích giải quyết vụ án và cải tạo người phạm tội, trong khuôn khổ pháp luật quy định. Phương tiện giao tiếp

Mục đích sử dụng phương pháp tác động tâm lý:

– Nhằm hình thành trạng thái tâm lý cần thiết hoặc làm thay đổi nhận thức của người được tác động

– Nhằm giáo dục, cảm hóa người phạm tội

– Nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền con người, hạn chế vi phạm pháp luật dẫn đến làm tổn thương con người trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

– Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

– Sử dụng hình ảnh (ảnh, camera…) để truyền thông tin, giáo dục, ám thị…

Các yêu cầu khi sử dụng phương pháp tác động tâm lý

– Tìm hiểu rõ nhân thân và các đặc điểm tâm lý của đối tượng trước khi tác động

– Phải có kế hoạch tác động cụ thể với các mục đích cụ thể

– Tác động tâm lý nhằm đạt được mục đích tố tụng, nhưng đồng thời góp phần hình thành ở họ tâm lý tích cực.

– Tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự, đảm bảo quyền con người của người chịu tác động.

Chủ thể sử dụng: Chủ thể sử dụng phương pháp thông thường là những người tiến hành tố tụng, người bào chữa, cán bộ quản giáo.

Đối tượng chịu tác động: Người tham gia tố tụng

Hệ thống phương pháp tác động tâm lý

Phương pháp truyền đạt thông tin

Phương pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà người sử dụng nó cung cấp cho người tiếp nhận thông tin những thông tin cần thiết, làm cho người đó nhận thức được sự việc, đồng thời hình thành ở họ tâm lý tích cực phù hợp với mục đích của hoạt động giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm tội.

Các trường hợp cần áp dụng phương pháp này:

– Làm tăng hiểu biết, kiến thức cho ngườii tếp nhận thông tin để họ hình thành hoặc thay đổi tâm lý theo hướng hợp tác với cơ quan tư pháp hoặc tự giác cải tạo.

– Khi bị can, bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác vì các lí do nhất định mà có thái độ quanh co, mai khai, giấu giếm sự thật và có ý thăm dò cán bộ điều tra, xét hỏi: v/d: truyền đạt thông tin cho bị can rằng: anh không cần phải giấu nữa, vì tôi đã thu thập được lời khai từ bạn bè, đồng chí của anh rồi…

– Cần thay đổi hướng tư duy của người bị tác động: đang nói về nội dung này, chuyến sang nội dung khác nữa. làm thế nào để họ cung cấp cho ta thông tin có thật. Thay đổi bằng cách truyền thông tin (v/d: đang nói về gia đình, thì chuyển sang chuyện công việc…)

– Nhằm khôi phục trí nhớ của người tiếp nhận thông tin (thường là bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng) hoặc có sự nhầm lẫn về các tình tiết cần phân biệt.

– Nhằm theo dõi người bị tình nghi: v/d: cung cấp một vài thông tin trên báo chí có ý đồ, để xem đối tượng bị tình nghi có thay đổi gì về hành vi hay không. v/d: sáng mai, đối tượng tình nghi có còn đi làm không, hay lại đặt vé  máy bay đi nơi khác…

Chủ thể truyền đạt thông tin:là những người tiến hành tố tụng, cán bộ quản giáo, người bào chữa…

Phương pháp thuyết phục là phương pháp sử dụng lý lẽ, kiến thức, tình cảm để thuyết phục người chịu tác động để thay đổi nhận thức, thái độ, xúc cảm sao cho đúng đắn hơn, tích cực hơn, phù hợp với mục đích của hoạt động giải quyết vụ án hình sự và cải tạo người phạm tội. Thuyết phục

– Pháp luật, chính sách của Đảng, nhà nước liên quan đến vấn đề cần thuyết phục

– Tỉnh cảm, đạo đức, lòng tự trọng.

Các trường hợp có thể áp dụng phương pháp này:

– Khi người bị thuyết phục có những nhận thức hạn chế, sai lệch về vấn đề có liên quan vụ án (ví dụ, cho rằng mình không sai khi phạm tội, bị oan) hoặc khó cải tạo, giáo dục khi thi hành án.

– Người bị thuyết phục có thái độ thiếu thành khẩn, bất hợp tác khi khai báo, đổ lỗi cho người khác, nhận hết lỗi về phía mình…

Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy

Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy là phương pháp mà người tác động đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau để khi tư duy trả lời, người được hỏi thấy được logic của sự việc đang đặt ra cho mình, từ đó phải thay đổi tâm lý và hợp tác tốt hơn với cán bộ tư pháp. Đây là phương pháp đặc trưng của tố tụng thẩm vấn. Hỏi để kiểm tra, xét hỏi. Bằng phương pháp hỏi để làm rõ sự thật khách quan.

Các trường hợp sử dụng phương pháp này

– Khi người cung cấp lời khai quên một số tình tiết của vụ án

– Khi cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường sai lệch của người được hỏi

– Khi đối tượng khai báo không đúng sự thật, thiếu thành khẩn.

Các loại câu hỏi thường được sử dụng

– Câu hỏi liên tưởng đến mô hình thật của sự việc: Nhìn thấy gì, ai, như thế nào…. Buộc đối tượng cung cấp những thông tin mà họ đã được chứng kiến. Có thể kiểm chứng thông tin cung cấp.

– Câu hỏi bất ngờ, khác với sự chuẩn bị trước của người được hỏi:

– Câu hỏi chi tiết, truy vào các nội dung chưa rõ ràng hoặc cho là có gian dối, làm cho người được hỏi lúng túng: không thể bằng lòng với những lời khai qua loa, đại khái của đối tượng được. phải đi đến cùng. v/d: vết thương trên tay của anh do đâu, bị can khai là do ngăn kéo bàn gây ra, nhưng khi thực nghiệm thì không phải => hỏi đến cùng làm cho bị can bối rối, khai sự thật.

– Câu hỏi ban đầu hướng đến câu trả lời làm tiền đề để hỏi câu hỏi sau quan trọng: v/d: mức sống ra sao. Những câu hỏi sau: với mức sống như thế, tiền đâu anh trả nợ…

Trong  hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng, nhận thức đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là bộ phận, một mặt hoạt động rất cơ bản, cần thiết không thể thiếu  trong hoạt động tư pháp. Nhận thức góp phần xây dựng, thúc đẩy nhanh việc hoàn thành mục đích, nhiệm vụ của giai đoạn xét xử trong hoạt động tư pháp. Tìm hiểu về hoạt động nhận thức trong  tâm lý học giúp chúng ta hiểu được cấu trúc, đặc điểm, vai trò của hoạt động nhận thức trong các giai đoạn của hoạt động tư pháp nói chung và hoạt động xét xử nói riêng; từ đó giúp cho hoạt động xét xử đạt chất lượng, hiệu quả.

Tâm lý học tư pháp là một ngành khoa học độc lập. Nó là cầu nối giữa khoa học pháp lý và khoa học tâm lý. Tâm lý học tư pháp được coi là một chuyên ngành ứng dụng của khoa học tâm lý. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của nó là các quy luật nảy sinh, phát triển và biểu hiện của các hiện tượng tâm lý, các quy luật hình thành phẩm chất tâm lý của con người trong hoạt động tư pháp.