Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống
Ứng Dụng tìm kiếm địa điểm ăn uống
Người xin cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi phải làm thủ tục xuất trình hộ chiếu trẻ em, bao gồm các giấy tờ sau:
– 1 Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phải có xác nhận của Công an xã, huyện, thị xã nơi thường trú
– 2 ảnh cỡ 4 x 6 cm. Không chụp ảnh quá 3 tháng, phông nền trắng, đầu tóc gọn gàng, không đeo kính, áo sơ mi có cổ
– Giấy tờ tùy thân của người xin hộ chiếu của trẻ
– Bản chính hoặc bản sao của giấy khai sinh (photo thêm 2 bản)
– Nếu người làm hộ chiếu đã từng cấp hộ chiếu phải mang hộ chiếu cũ đi
Khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, các bạn có thể đến làm hộ chiếu ở 44 Trần Phú trực tiếp hoặc đăng ký làm online trên trang web dịch vụ công của Nhà nước.
Xem thêm: Cách đăng ký làm hộ chiếu online tại Hà Nội – Thủ tục và những lưu ý cần biết
– Đăng ký tờ khai TK01 Theo mẫu theo quy định của pháp luật
– Thẻ căn cước công dân gắn chip hoặc chứng minh thư nhân nhân còn thời hạn sử dụng.
– Chứng minh thư nhân dân không được bong tróc, ép lại.
– Người làm hộ chiếu không được thay đổi ngoại hình như phẫu thuật thẩm mỹ… (nếu thay đổi phải xin cấp lại thẻ căn cước công dân)
– Nếu người làm hộ chiếu đã từng cấp hộ chiếu phải mang hộ chiếu cũ đi
Điều quan trọng nhất để xin hộ chiếu đi nước ngoài là bạn phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ. Mỗi trường hợp có danh sách tài liệu được chuẩn bị riêng.
Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ làm hộ chiếu ở Hà Nội
Số 44-46 Trần Phú, Hà Nội là địa chỉ của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Cơ quan này vừa thực hiện các chức năng nghiệp vụ làm hộ chiếu vừa thực hiện chức năng quản lý hoạt động xuất nhập cảnh của công dân VN và người nước ngoài.
Người dân khi làm hộ chiếu, cần phân biệt được trường hợp nào có thể nộp hồ sơ làm hộ chiếu ở 46 Trần Phú (Cục quản lý XNC) và khi nào phải làm hộ chiếu trực tiếp tại Phòng quản lý XNC. Cụ thể, tại 44 Trần Phú sẽ giải quyết các thủ tục sau:
– Gia hạn visa (thị thực) Việt Nam cho người nước ngoài
– Xét duyệt và cấp công văn nhập cảnh vào Việt Nam
– Gia hạn tạm trú cho người nước ngoài đang ở VN
– Cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài
– Làm hộ chiếu phổ thông trong nước cho công dân Việt Nam
– Cấp thẻ APEC (ABTC) cho các doanh nhân là người VN
– Xử lý các vướng mắc của công dân VN và người nước ngoài về xuất nhập cảnh
Như vậy, một số trường hợp người dân có thể lựa chọn làm hộ chiếu trực tiếp tại cơ quan cấp Trung ương.
Xem thêm: Thủ tục làm hộ chiếu 44 Phạm Ngọc Thạch nhanh gọn
– Hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm
– Hộ chiếu được cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi có thời hạn 5 năm
– Hộ chiếu cấp cho công dân Việt Nam và con của công dân dưới 9 tuổi có thời hạn 5 năm.
44-46 Trần Phú là địa chỉ của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội, nơi phụ trách, xử lý các nhiệm vụ quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hay cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời người dân có hộ khẩu hoặc sổ tạm trú TK3 khu vực phía Bắc có thể nộp hồ sơ làm hộ chiếu ở 44 Trần Phú.
Cục Quản lý xuất nhập cảnh và Phòng Quản lý xuất nhập cảnh là 02 cơ quan khác nhau. Nhiệm vụ và quyền hạn xử lý các thủ tục liên quan đến xuất nhập cảnh tại 2 đơn vị này cũng không giống nhau. Cụ thể:
Cục Quản lý xuất nhập cảnh: Là cơ quan trực thuộc Bộ Công an, chuyên quản lý thủ tục xuất nhập cảnh của cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Cục Quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội là trụ sở chính và các Cục Quản lý xuất nhập cảnh TPHCM, Đà Nẵng là các cơ quan đại diện.
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh: Đây là cơ quan được phân bố ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyên giải quyết các thủ tục xuất nhập cảnh đơn giản. Đây là cơ quan có mặt tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Hỗ trợ người dân tại địa phương làm hộ chiếu một cách nhanh chóng.
Xem thêm: Tổng hợp các địa chỉ làm hộ chiếu ở Hà Nội: Thủ tục, giấy tờ và chi phí
Địa chỉ làm hộ chiếu tại Hà Nội ở số 44 Trần Phú, Ba Đình
hochieunhanh.vn – Dịch vụ làm hộ chiếu lấy nhanh tại Hà Nội, uy tín, chất lượng
Làm hộ chiếu nhanh tại Hà Nội đã trở nên dễ dàng với đa dạng hình thức và hồ sơ làm hộ chiếu ngày càng dễ chuẩn bị. Tuy nhiên, với số lượng người dân đang sinh sống ở Thủ đô rất lớn, dẫn đến việc thời gian xử lý hồ sơ làm hộ chiếu khá lâu.
Theo quy định mới 2023, thời gian làm hộ chiếu là từ 5 – 8 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan xác nhập nộp hồ sơ thành công (chưa tính thời gian chuyển phát nếu làm hộ chiếu nhận kết quả tại nhà). Tuy nhiên, với lượng hồ sơ làm hộ chiếu cần xử lý lớn mỗi ngày tại cơ quan mà nhiều người có thể phải sau 3 – 4 tuần mới nhận được xác nhận từ cơ quan về việc nộp hồ sơ hợp lệ.
Thấu hiểu nỗi lo lắng về thời gian làm hộ chiếu lâu tại Hà Nội, hochieunhanh.vn là địa chỉ cung cấp dịch vụ hộ chiếu nhanh trong thời gian ngắn nhất. Đến với hochieunhanh.vn, bạn sẽ được cam kết thời gian làm passport online:
– Nhận kết quả làm hộ chiếu chỉ sau 03 ngày nộp hồ sơ;
– Làm lại hộ chiếu do hư hỏng, mất, hết hạn nhanh chóng;
– Nộp hồ sơ vào buổi sáng và nhận hộ chiếu vào buổi chiều (theo yêu cầu).
hochieunhanh.vn cam kết hoàn lại 100% chi phí nếu không trả kết quả theo đúng thời gian yêu cầu của khách hàng.
Nếu bạn là người ngoại tỉnh, không có KT3 tại Hà Nội, HCM hoặc bạn cần làm hộ chiếu cấp tốc. Liên hệ ngay đến hochieunhanh.vn qua tổng đài hỗ trợ 0933 333 989 hoặc 0985 288 050 để được tư vấn, hướng dẫn thủ tục làm hộ chiếu đơn giản, nhanh chóng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về làm hộ chiếu tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh số 44 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Nếu vẫn còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ chúng tôi qua hotline tư vấn 24/7 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ hộ chiếu nhanh tại Hà Nội, với nhiều năm kinh nghiệm hochieunhanh.vn sẽ khiến quý khách hàng lòng. Ngoài cung cấp dịch vụ đơn vị chúng tôi còn hỗ trợ dịch vụ Thẻ Căn Cước Công Dân Gắn Chip Nhanh, Lý Lịch Tư Pháp Nhanh… Luôn với phương châm: Uy Tín – Bảo Mật 100% chúng tôi luôn đi đầu về mảng dịch vụ để quý khách quan tâm. Cám ơn quý khách đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi!!!
Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn
(Ban hành kèm theo quyết định số: /QĐ - TQT ngày tháng 7 năm 2014 của
Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.1. Nội quy được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn trong năm học 2014-2015.
1.2. Nội quy này được áp dụng với học sinh nội trú của nhà trường và các tổ chức cá nhân có liên quan trong năm học 2014-2015.
Điều 2. Thực hiện nghiêm thời gian biểu học tập và rèn luyện trong ngày, trong tuần của nhà trường.
3.1. Thực hiện đầy đủ các quy định học tập của nhà trường.
3.2. Nghỉ ốm phải có giấy xác nhận của y tế nhà trường. Những trường hợp khác phải có ý kiến của cán bộ Ban Quản lý học sinh, phải chép lại bài đầy đủ.
3.3. Trong các buổi học không tự ý quay về khu nội trú.
Điều 4. Quy định tự học ngoài thời gian lên lớp
4.1. Việc tự học ngoài thời gian lên lớp phải theo sự sắp xếp của Nhà trường và chịu sự quản lý của giáo viên hoặc Ban Quản lý học sinh, không tự học tại phòng ở.
4.2. Nếu học sinh muốn ôn thêm ngoài giờ phải báo cáo Ban Quản lý học sinh để đề nghị Nhà trường xem xét.
5.1. Được nhà trường bố trí chỗ ngủ và tủ, giá để đồ cá nhân. Ngủ đúng giường, đúng phòng, không được dồn giường ngủ chung.
- Ăn, ngủ, sinh hoạt ở phòng khác, không vào phòng khác khi không có người.
- Tự tiện cho bất cứ ai vào ngủ, chơi ở phòng khi các bạn của phòng mình đi vắng.
- Tiếp người thân, bạn ngoại trú, bán trú trong các phòng ở.
Hàng tuần vào ngày thứ 4, thứ 5 học sinh nhận phiếu ăn tại kế toán bếp.
6.1. Đi ăn đúng giờ, mang phiếu ăn, xếp hàng thứ tự, lĩnh khẩu phần ăn. Ngồi đúng nơi quy định. Không mặc quần đùi, áo lót vào nhà ăn.
6.2. Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, rửa tay trước khi ăn. Chấp hành tốt "Nội quy Nhà ăn".
- Không bỏ thức ăn, cơm trên bàn ăn, ăn xong phải mang khay, bát ra đúng nơi quy định.
- Không mang đồ ăn uống chưa rõ nguồn gốc vào trường đề phòng dịch bệnh.
- Không đưa thức ăn, dụng cụ nhà bếp về phòng ở.
- Không tự tổ chức liên hoan, sinh nhật, ăn uống trong phòng ở.
6.3. Khi mất phiếu ăn phải báo cáo ngay với Thầy chủ nhiệm khối, kế toán bếp để xem xét, giải quyết.
6.4. Học sinh có nhu cầu ăn thêm tối, nhà trường phục vụ bữa ăn đêm từ 21h00 đến 21h30 tại bếp ăn, yêu cầu học sinh tham gia 100%.
6.5. Khi ốm đau cần ăn cháo phải báo y tế trước 8h30 sáng hoặc 14h30 chiều.
6.6. Tự xem bản quyết toán hàng tháng, khi có ý kiến đóng góp cho nhà bếp thì phản ánh qua sổ đóng góp ý kiến hoặc Ban Quản lý học sinh, phản ánh phải chính xác, trung thực.
- Làm hỏng, mất mát dụng cụ, bàn ghế nhà bếp.
- Tự đun nấu trong khu nội trú, trong trường.
7.1. Chấp hành nghiêm thời gian quy định ngủ trưa và ngủ đêm.
7.3. Khi có báo thức nhanh chóng dậy thực hiện các chế độ theo quy định.
- Giờ nghỉ trưa, tối đi lại trong trường và chơi thể thao.
- Trong đêm dậy tắm giặt, tụ tập vui chơi, ăn uống, hò hét, tụ tập tổ chức đánh bài ăn tiền dưới mọi hình thức, mất trật tự ảnh hưởng giấc ngủ người khác.
Điều 8. Các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, giải trí, TDTT
8.1. Vui chơi giải trí, TDTT đúng giờ, đúng nơi quy định, tuân thủ sự chỉ đạo hướng dẫn của Thầy, Cô phụ trách.
8.2. Bảo vệ tài sản, trang thiết bị, dụng cụ. Sau khi chơi xong phải thu dọn sắp xếp lại theo quy định.
8.3. Khi chơi thể thao chú ý đề phòng tai nạn và tránh va chạm gây thương tích cho người khác, gây mất đoàn kết.
8.4. Khi tham gia văn nghệ phải lựa chọn tiết mục phù hợp với chủ đề, lứa tuổi.
- Lợi dụng chơi thể thao, VHVN để chơi bạc, cá độ.
- Chơi thể dục, thể thao dưới trời bão, mưa to, buổi trưa và sau 18h00.
9.1. Học sinh không được giữ tiền mặt, tiền của cá nhân phải gửi thầy cô chủ nhiệm tầng hoặc căng tin nhà trường khi có nhu cầu mua sắm báo cáo cụ thể để thầy cô xem xét, giải quyết.
9.2. Mọi việc mua sắm các đồ dùng, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ học tập và sinh hoạt đều thực hiện ở Căng tin của nhà trường. Có ý thức tiết kiệm trong tiêu dùng, chi tiêu đúng số tiền mà bố mẹ cho phép. Không vay mượn tiền mặt hoặc đồ dùng cá nhân khi chưa được phép của thầy quản sinh.
- Gian lận khi mua hàng tại căng tin.
- Bắt nạt, cưỡng ép để lấy đồ dùng của bạn.
- Đem các đồ dùng, tư trang đi bán hoặc cầm cắm.
Điều 10. Quy định tiếp khách, gửi quà
10.1. Mọi nhu cầu cần thiết của học sinh đã được nhà trường phục vụ đầy đủ, chu đáo hạn chế mọi trường hợp gửi quà cho học sinh, trừ trường hợp đặc biệt sẽ được xem xét cụ thể.
10.2. Người thân vào thăm học sinh phải được sự đồng ý của BQLHS (bảo vệ cấp thẻ cho khách). Trường hợp đặc biệt trong giờ học phải được sự đồng ý của BGH nhà trường.
Quy định thời gian, địa điểm tiếp khách như sau:
- Ngày thường: từ 16h30 -17h30.
- Thứ 7: từ 14h00-17h30.
- Chủ nhật: từ 7h30 -18h00.
- Địa điểm tại phòng khách Ban Quản lý học sinh, phòng khách nhà trường.
Học sinh nói dối người ngoài là người thân để thăm và quan hệ với nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến cá nhân.
- Học sinh không được mang đồ ăn vào khu vực Nội trú, trừ sữa tươi.
- Phụ huynh học sinh hoặc người thân không được vào phòng ở của học sinh.
Điều 11. Quy định về tranh thủ thứ 7, chủ nhật
11.1. Nhà trường quy định việc học sinh về tranh thủ năm học 2014-2015 như sau:
- Chỉ giải quyết về tranh thủ cho những học sinh đủ điều kiện tiêu chuẩn về học tập, rèn luyện trong tuần (qua kết quả rèn luyện và học tập của cá nhân), GVCN, chủ nhiệm tầng đề nghị, BQLHS xem xét, đề nghị BGH phê duyệt.
- Khối lớp 6, 7: 1 tuần/1 lần; Khối lớp 8, 9: 2 tuần/1 lần; Khối lớp 10,11,12: 3 tuần/1 lần (ngày về tranh thủ sẽ được Nhà trường thông báo cụ thể).
- Thời gian về tranh thủ: Từ 12h trưa thứ 7 đến 18h00 ngày chủ nhật.
11.2. Mọi trường hợp ra khỏi cổng trường kể cả chiều thứ 7, chủ nhật, ngày thường ngoài chế độ trên đều phải có đơn xin phép gủi Chủ nhiệm khối, Ban Quản lý học sinh để BGH xét duyệt.
11.3. Khi học sinh về tranh thủ: phụ huynh phải trình thẻ thăm đón học sinh với BQLHS để đăng ký vào sổ, học sinh phải xuất trình thẻ học sinh nội trú cho bảo vệ để được đăng ký vào sổ ra vào (khi ra thẻ học sinh nội trú được giữ tại cổng bảo vệ, khi vào báo cáo và nhận lại thẻ).
11.4. Nếu có người nhà thay mặt phụ huynh đến đón, phải có giấy uỷ quyền của cha hoặc mẹ học sinh cho phép đón con, có chứng minh nhân dân.
11.5. Ngoài việc giải quyết học sinh ra theo định kỳ, những trường hợp hiếu, hỷ của người thân, có sự xác nhận của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phụ trách khối, BQLHS nghiên cứu giải quyết và báo cáo BGH xem xét.
Điều 12. Quy định ra ngoài ngày nghỉ, ngày thường
12.1. Việc ra ngoài ngày nghỉ phải được bố mẹ học sinh đồng ý cam kết, nhà trường mới giải quyết (quy định tại điều 11).
12.2. Học sinh có nhu cầu ra ngoài, đăng ký với BQLHS để được nghiên cứu giải quyết theo quy định. Thời gian không quá 2 tiếng, cụ thể:
- Ngày thường từ 16h30 đến 17h30.
- Chủ nhật: Sáng từ 7h30 đến 11h; Chiều từ 14h đến 17h.
12.3. Việc ra ngoài để khám chữa bệnh, tiêm phòng phải theo chỉ định của y tế nhà trường.
12.4. Khi ra ngoài nếu có sự cố bất trắc hoặc không về đúng hẹn phải liên hệ với trường ngay qua các số điện thoại: Tổ Bảo vệ: 03.768.6854, BQLHS: 3.768.1102, hoặc giáo viên chủ nhiệm, chủ nhiệm khối.
- Trèo, vượt tường rào, trà trộn theo học sinh bán trú, ngoại trú trốn ra ngoài.
- Mạo chữ ký của Bố, Mẹ, BQLHS, GVCN hoặc giả danh ở diện được ra ngoài để trốn ra.
- Chống đối, không tuân thủ quy định của nhà trường, BQLHS, tổ Bảo vệ về giải quyết ra vào cổng.
Điều 13. Quy định giữ gìn, rèn luyện sức khoẻ cá nhân
13.1. Giữ gìn và rèn luyện sức khoẻ, thực hiện tốt các quy định về ăn, ngủ, vệ sinh chỗ ở, vệ sinh cá nhân và tham gia tập luyện TDTT.
13.2. Chú ý mỗi khi được ra ngoài với người thân ăn uống phải bảo đảm an toàn thực phẩm.
13.3. Tuân thủ sự hướng dẫn của y tế nhà trường về công tác phòng và chữa bệnh. Không tự mua thuốc ở ngoài, nếu ở nhà đang điều trị thì phải báo cáo y tế nhà trường; nếu có tiền sử bệnh mãn tính phải báo cáo y tế nhà trường khi nhập học.
13.4. Nếu đi viện phải tuân thủ nội quy của bệnh viện và báo cáo nhà trường khi ra viện.
Điều 14. Giữ gìn vệ sinh trật tự nội vụ phòng ở, phòng học và nơi công cộng
14.1. Tập thể dục xong, gấp chăn màn đúng quy định. Để quần áo, nón mũ, sách vở đồ dùng cá nhân, đồ dùng chung của phòng đúng nơi quy định, đảm bảo gọn gàng,
14.2. Không đóng đinh, vẽ, dán, treo các thứ tranh ảnh, đồ chơi lên trần và tường nhà.
14,3. Quần áo ướt, phơi đúng nơi quy định, khi khô phải gập và cất gọn gàng.
14.4. Không đem các loại búp bê to và gấu bông to vào khu nội trú.
14.5. Tuân thủ sự phân công dọn vệ sinh của phòng, tầng và BQLHS.
- Mựợn, mặc quần áo của người khác.
- Dậm chân xuống sàn nhà, đạp vào tường, viết vẽ bẩn ra tường, cánh cửa, trần nhà, bàn ghế và các trang thiết bị, đồ dùng khác.
- Vứt giấy, rác, khạc nhổ bừa bãi ra nền nhà phòng ở, phòng học, hành lang, sân trường, lối đi lại.
Điều 15. Tắm giặt và sử dụng khu vệ sinh: Nhà trường tổ chức giặt quần áo cho HS khối 6 và 7.
15.1. Thực hiện đúng sự sắp xếp phân chia thời gian tắm, gội, giặt cho từng phòng, tầng.
15.2. Quần áo khi thay phải giặt ngay, không ngâm, để bừa bãi gây mất vệ sinh chung.
15.3. Thực hiện đúng các quy định về vệ sinh, sử dụng điện nước và các dụng cụ, thiết bị.
15.5. Chỉ sử dụng đúng phòng WC, phòng tắm, chỗ phơi quần áo của tầng mình. Không dùng phòng WC của CB, GV, không sang phòng vệ sinh của các bạn khác giới.
15.6. Tự giác chấp hành quy định vệ sinh chung.
Điều 16. Sử dụng điện, nước và bảo vệ tài sản của nhà trường
16.1. Sử dụng hệ thống điện, quạt phải an toàn. Khi phát hiện mọi trường hợp hư hỏng, trục trặc, mất an toàn về điện, nước, cánh cửa …phải báo ngay cho BQLHS để sửa chữa.
16.2. Không giặt quần áo trực tiếp từ vòi nước mà phải lấy vào xô chậu, dùng xong phải khoá vòi nước.
16.3. Không ném các thứ như: gạch đá, bút, que, khăn, mũ…lên quạt trần, lên trần phòng học, trần phòng ở, lên mái nhà, tường nhà, cánh cửa, cây cối.
16.4. Không tự thay đổi khoá cửa phòng ở, khoá tủ cá nhân nếu hư hỏng, mất chìa phải báo cho BQLHS, không tự phá khoá, cậy tủ.
- Vứt bỏ, phá huỷ quần áo, chăn màn tư trang cá nhân.
- Dùng các thiết bị đồ dùng có sử dụng điện hoặc lắp đặt ổ công tắc khi chưa xin phép BQLHS.
- Làm hỏng các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
17.1. Khi đến ở khu nội trú phải khai báo đầy đủ, chính xác mọi đồ dùng, tư trang của mình. Khi có sự thay đổi phải khai bổ sung.
17.2. Đồ dùng, tư trang (quần áo không phải đồng phục) đều có đánh dấu.
17.3. Khi mất mát đồ dùng, tư trang phải tự báo ngay cho BQLHS hoặc GVCN.
17.4. Tích cực tham gia, lên án, tẩy chay mọi hiện tượng gian lận, trộm cắp.
- Tháo bỏ phù hiệu, tên ở quần áo đồng phục.
- Mở tủ người khác khi chủ nhân vắng mặt.
- Tự tiện sử dụng các trang thiết bị đồ dùng, phương tiện của trường và của bạn khi chưa được phép. Tự khám đồ của nhau.
- Mang tư trang, đồ trang sức đắt tiền vào trường.
- Hành vi gian lận, trộm cắp trong khu nội trú.
- Bao che, tiếp tay cho người ăn cắp.
Điều 18. Giữ gìn an ninh, trật tự an toàn trong trường
18.1. Chấp hành tốt nội quy học sinh, nội quy học sinh nội trú, quy định phòng chống cháy nổ, giữ gìn an ninh trật tự an toàn trong trường.
18.2. Thực hiện các quy định của nhà trường về đi lại trong khu giảng đường và khu hiệu bộ. Không tự ý vào những nơi không được phép.
18.3. Không tổ chức các hoạt động thể thao, đùa nghịch, chạy nhảy và các hành động mạo hiểm khác v.v.. trong phòng ở, phòng học, hành lang khu nội trú và khu giảng đường.
18.4. Không lưu giữ và sử dụng tất cả các loại đài, cát sét, máy ảnh của cá nhân trong khu nội trú. Đối với kim từ điển được dùng nhưng phải báo cáo với BQS để kiểm tra loại bỏ các dữ liệu không phù hợp.
18.5. Khi phát hiện trong phòng hoặc trong khu nội trú có sự việc lạ khả nghi, có người vi phạm nội quy hoặc có việc gì đột xuất phải báo ngay cho BQS hoặc cho GVCN, không làm ngơ, không bao che.
- Tàng trữ, sử dụng điện thoại di động, máy vi tính trong trường.
- Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
- Lôi kéo, ép buộc người khác vào hoạt động không tốt vi phạm nội quy của trường, chia rẽ mất đoàn kết nội bộ.
- Thái độ chống đối người đang thi hành nhiệm vụ.
- Chuyển đồ trái phép vào khu nội trú.
- Đốt rác, đốt lửa trong phòng ở, khu nội trú và trong khuôn viên trường.
- Tàng trữ, chế tạo, vận chuyển, sử dụng hung khí, súng, dao, kéo, gậy, côn…
- Tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các chất ma tuý, chất gây nghiện, thuốc lá, rượu, bia, gây cháy như xăng dầu, cồn, diêm, bật lửa, các chất gây nổ, các loại pháo, các loại hoá chất và các đồ chơi nguy hiểm khác có thể gây tai nạn.
- Lên khu ở của các bạn khác giới, học sinh nam - nữ có các hành động thiếu văn hoá trong khu nội trú, trong lớp học, trong trường.
Điều 19. Phòng chống tệ nạn xã hội
- Quan hệ với người nghiện hoặc người buôn bán ma tuý, người đang vi phạm pháp luật.
- Truy cập, đưa lên mạng những thông tin thiếu lành mạnh, không chính xác.
- Vi phạm luật giao thông, đi xe máy dưới 18 tuổi, không có giấy phép lái xe…
- Lưu trữ, tuyên truyền phát tán và xem các loại văn hoá phẩm độc hại, văn hoá đồi truỵ, kích động tình dục, bạo lực, phản động, gây hoang mang tiêu cực…
- Chơi các trò chơi ăn tiền, các loại cờ bạc, cá cược dưới mọi hình thức.
Điều 20. Quy định về công tác kiểm tra bảo đảm an toàn
20.1. Mọi trường hợp ra, vào trường đều phải tuân thủ theo đúng quy định.
20.2. Chấp hành việc kiểm tra của bảo vệ, GVCN, BQLHS và Ban Hỗ trợ giáo dục, kiểm tra đột xuất đồ dùng, tư trang cá nhân khi cần thiết.
Điều 21. Nhiệm vụ trực nhật phòng ở
21.1. Thực hiện đầy đủ công việc trực nhật phòng đảm bảo luôn sạch sẽ, gọn gàng và thống nhất, đổ rác đúng nơi quy định và ghi sổ trực phòng.
21.2. Đôn đốc các bạn thực hiện thời gian biểu, thời khoá biểu của nhà trường. Khi có hiệu lệnh báo thức đôn đốc các bạn dậy, xuống sân tập thể dục làm vệ sinh cá nhân, ăn sáng, chuẩn bị lên lớp…
21.3. Đôn đốc các bạn thực hiện đúng các quy định về trật tự nội vụ.
21.4. Phát hiện và báo cáo mọi trường hợp vi phạm nội quy; trường hợp phòng có bạn ốm đau, tai nạn, phải báo ngay cho y tế và tham gia giúp đỡ bạn khi cần thiết.
21.5 Khi lên lớp, trực nhật là người ra sau cùng, phải kiểm tra, tắt đèn và quạt, chốt khoá cửa, nộp chìa khoá cho chủ nhiệm tầng…
Điều 22. Tham gia các hoạt động
22.1. Học sinh tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt tập thể của phòng, lớp và BQS, các hoạt động Văn hoá văn nghệ, TDTT, diễn đàn, các câu lạc bộ, thi tìm hiểu kiến thức, sáng tác thơ văn, quyên góp từ thiện, các phong trào thi đua…
22.2. Tham gia xây dựng phòng ở và lớp thành tập thể đoàn kết, tiên tiến. Đóng góp ý kiến về mọi lĩnh vực cho nhà trường.
Điều 23. Thực hiện nếp sống văn hoá
23.1. Chào hỏi lễ phép các Thầy cô, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường và khách đến làm việc, xưng hô đúng mực, hoà nhập với cuộc sống tập thể, rèn luyện tác phong và khả năng tự lập, lối sống giản dị, chân thành, lành mạnh.
23.2. Tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt, cảm thông chia sẽ với mọi người.
23.3. Học sinh nữ rèn luyện nữ tính đặc biệt sự hiền dịu, tế nhị, vị tha. Học sinh nam rèn luyện bản lĩnh vững vàng, sống có nghị lực, tự kiềm chế, ân cần, chu đáo, độ lượng…
23.4. Khi có khách, BQLHS hoặc các thầy cô giáo vào phòng, tất cả phải mặc quần áo nghiêm túc, chào hỏi lễ phép, không ngồi giường trên.
23.5. Thực hiện đúng quy định của nhà trường về mang mặc.
- Nói tục, chửi thề, nói sai sự thật gây dư luận xấu hoang mang trong phòng ở và khu nội trú.
- Học sinh nam cởi trần đứng ở hành lang hoặc đi lại trong trường.
- Quan hệ bạn bè nam nữ trên mức giới hạn
- Hành vi vỗ lễ, xúc phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự GV, CB, CNV và học sinh.
Điều 24. Thực hiện nội quy khác
24.1. Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định ở các phòng học bộ môn, phòng đa chức năng, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính, nhà ăn và ra vào cổng…
24.2. Khi nhà trường gửi thư từ, phiếu điểm hoặc yêu cầu thông báo cho bố mẹ, học sinh phải thực hiện đầy đủ, kịp thời và trung thực.
Chấp hành nghiêm các nội quy, quy định, đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện sẽ được khen thưởng ở từng cấp tuỳ theo thành tích.
- Biểu dương trước lớp, trước tầng, trước Ban quản sinh.
26.1. Nhà trường sẽ nghiêm khắc xử lý kỷ luật với học sinh vi phạm nội quy nêu ở trên, kiên quyết buộc ra khỏi khu nội trú, buộc thôi học với những học sinh đã được giáo dục nhắc nhở nhiều lần mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
26.2. Khi học sinh vi phạm kỷ luật tự giác thành khẩn nhận lỗi, chủ động giải quyết tốt mọi hậu quả sẽ được xem xét giảm mức kỷ luật. Học sinh thiếu thành khẩn sẽ bị nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc…
Điều 27. Quy định về mức phạt và bồi thường
27.1. Nếu làm hư hại tài sản của nhà trường, của cá nhân ngoài bị kỷ luật và phải bồi thường đúng theo giá trị, học sinh sẽ bị phạt 05 lần đến 10 lần giá trị tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sự việc.
27.2. Học sinh đánh bạn gây thương tích ngoài bị kỷ luật còn phải chịu bồi thường theo quy định. Nếu nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Giấy phép số .../GPTTĐT-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày ....