Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu Theo Giá CIF
Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu Theo Giá CIF
Hướng dẫn cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB
Công thức tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB được quy định tại Điều 5 Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016. Cụ thể, thuế xuất nhập khẩu sẽ được xác định theo trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
Trị giá tính thuế được xác định như sau:
- Hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu, cảng biển nhập khẩu đầu tiên (trị giá CIF)
- Hàng xuất khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu xuất hàng (trị giá FOB)
Chủ thể phải nộp thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:
Theo điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
– Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.
Trị giá FOB là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu, trị giá FOB theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 05/2018/TT-BCT áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không ưu đãi như sau:
Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + Chi phi khác
- Chi phí khác = Các chi phí phát sinh khi chuyển hàng lên tàu để xuất khẩu
- Giá xuất xưởng = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận
+ Chi phí xuất xưởng = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp
Chi phí nguyên liệu bao gồm các chi phí mua NVL, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với NVL đó;
Chi phí nhân công trực tiếp gồm lương, các khoản thưởng và phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
Chi phí phân bổ trực tiếp gồm chi phí nhà xưởng, chi phí xử lý chất thải, an ninh, lưu trữ, bảo hiểm, kiểm tra & thử nghiệm, nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, khuôn dập, khuôn đúc,...
Các tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB được áp dụng đối với hàng xuất khẩu có công thức tính như sau:
Thuế xuất nhập khẩu = Trị giá tính thuế theo giá FOB x Thuế suất
Trong đó: Thuế suất được xác định theo từng loại hàng hóa cụ thể
Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối
Lưu ý: để xác định mức thuế suất nộp cho từng mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty xuất nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
CIF được viết tắt của Cost, Insurance, Freight ( chi phí, bảo hiểm, cước tàu), là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng hay cảng đến, khi tàu cập bên, người bán hết trách nhiệm và chuyển giao cho người mua. Điểm chuyển giao rủi ro là nơi mà hàng hóa được bốc xuống ở cảng dỡ hàng.
Điều kiện Cif sẽ có nhiều điểm trái ngược so với điều kiện fob, vì thế hai điều kiện này thường được so sánh với nhau. Nếu chọn xuất khẩu theo điều kiện cif, người bán là người chịu trách nhiệm thuê tàu, mua bảo hiểm. Chi phí có thể tính cho người mua trong số tiền mà người mua thanh toán.
Với điều kiện CIF, người bán có trách nhiệm: Thuê tàu, đặt booking đóng các khoản phí: phí tàu biển, phí bảo hiểm và các loại local charges như THC, Seal. Bill fee hoặc telex Release nếu có. Trucking và làm các thủ tục hải quan, thanh lý hải quan để thông quan cho lô hàng và thanh toán các chi phí để đưa hàng hóa đến đích.
Người mua có trách nhiệm: Nhận hàng tại cảng đến, lấy vận đơn và các chứng từ liên quan đến tiền hàng; chịu mọi rủi ro tổn thất và rủi ro hàng hóa khi hàng hóa đã được đưa qua lan can tàu; chịu chi phí dỡ hàng, làm hàng, cầu tàu trừ trường hợp người bán chịu theo hợp đồng quy định; lấy giấy cho phép nhập khẩu và các giấy tờ liên quan khác.
Người bán và người mua chuyển giao rủi ro và trách nhiệm tại một thời điểm.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT về trị giá FOB như sau:
“Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.”
Trong khi đó, trị giá CIF được định nghĩa như sau:
“Trị giá CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan”
Như vậy, trị giá FOB sẽ là trị giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu, không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Còn trị giá CIF thì ngược lại, bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm tính đến cửa khẩu hoặc cảng biển của nước nhập khẩu.
Thời gian nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc nhóm đối tượng chịu thuế thì thời hạn nộp thuế áp dụng theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản pháp lý về hải quan. Cụ thể:
- Phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định tại Luật Hải quan, trừ trường hợp NNT được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định
- Nộp thuế chậm nhất vào ngày thứ 10 của tháng kế tiếp đối với trường hợp NNT được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định. Quá thời hạn nộp thuế quy định mà NNT chưa nộp thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp.
Lưu ý: Một số trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu như sau:
- Phải nộp tiền chậm nộp thuế của quy định tại Luật Quản lý thuế, kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế
- Thời hạn bảo lãnh tối đa trong vòng 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
- Trường hợp hết thời hạn bảo lãnh của tổ chức tín dụng mà NNT chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho đơn vị.
Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn cách tính thuế xuất nhập theo giá FOB. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ thông tin cần thiết để phục vụ hoạt động tính thuế cho doanh nghiệp.
Đăng ký dùng thử miễn phí hóa đơn điện tử iHOADON TẠI ĐÂY
✅ iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142 / Ms. Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
iHOADON chuyên gia cao cấp về hóa đơn điện tử