Cảng Nansha Trung Quốc

Cảng Nansha Trung Quốc

Tổng Công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2002, đến nay đã hoàn thành và đang thực hiện hơn 20 dự án, các dự án trải dài từ Bắc đến Nam, với giá trị hợp đồng gần 700 triệu USD.

Tổng Công ty Xây dựng Cảng Trung Quốc gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2002, đến nay đã hoàn thành và đang thực hiện hơn 20 dự án, các dự án trải dài từ Bắc đến Nam, với giá trị hợp đồng gần 700 triệu USD.

DANH SÁCH CẢNG BIỂN TẠI TRUNG QUỐC (CHINA)

Cảng Dalian là cảng biển đa chức năng lớn nhất vùng Đông Cực Bắc Trung Quốc và là cảng chuyển tiếp lớn thứ 2 của Đại lục Trung Quốc. Cảng có vị trí địa lý nằm gần các quốc gia khác trong khu vực Đông Á và Bắc Á như Hàn Quốc, Nhật Bản; cụ thể với cảng Koje (Hàn Quốc) chỉ mất khoảng thời gian vận chuyển trên biển là 1 ngày. Vì vậy hầu hết các hãng tàu có tuyến vận chuyển Đông Á đều ra vào nơi đây thường xuyên, thúc đẩy thương mại khối kinh tế một cách nhuần nhuyễn. Hiện tại cảng đang hoạt động trên tổng diện tích cả đất liền và vùng nước là 346 km2, với hệ thống đường ray chuyên dụng dài 160km, khu vực nhà kho rộng 300,000 m2 và 1.8 triệu m2 sân bãi container, hơn 1000 thiết bị máy móc phục vụ cho công tác bốc dỡ hàng hóa tại cảng. Ở khu vực mép cảng được trang bị 80 bến neo hiện đại, cung cấp sức tải cho 10,000 tấn hàng hóa.

Cước vận chuyển hàng cont đường biển đi Xiamen:

Từ Hải Phòng đi Xiamen: Bảng giá

Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hải Phòng – Xiamen: 10 ngày

Từ Hồ Chí Minh đi Xiamen: Bảng giá

Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh – Xiamen: 15 ngày

Cảng Shenzhen là tên gọi chung của hệ thống các cảng trong khu vực 260 km dọc bờ biển thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, bao gồm cảng Yantian, Chiwan, Shekou, Da Chan Bay, Mawan. Cảng cách Hongkong 37 km về phía Nam và Quảng Đông 111 km về phía Bắc, phân bổ giao thông trên biển và đường bộ vào những mùa cao điểm và cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa kịp thời. Tổng cộng các cảng lại có 140 bến tàu, trong đó có 51 bến neo tàu với sức chứa trên 10,000 tấn hàng và 90 bến vận hành các hoạt động bốc dở hàng hóa và bến phà hành khách.

Zhangjiang Port – Cảng Trạm Giang

Cảng Trạm Giang là một trong những cảng biển Trung Quốc nước sâu tự nhiên. Năm 1956, Cảng Trạm Giang được thiết kế và xây dựng như một cảng hiện đại đầu tiên tại Trung Quốc.

Sau hơn 50 năm xây dựng, những cầu cảng hiện tại ở cảng Trạm Giang đã có thể xếp dỡ cont, hàng tổng hợp và hàng rời cập cảng.

Ngoài ra, cảng Trạm Giang còn có các cơ sở cho hàng hóa nguy hiểm, các loại xăng dầu, hàng khách thương mại và quá cảnh, phà, giao nhận hàng hóa, vận tải tàu biển,…

Từ năm 2004, cảng Trạm Giang đã trở thành trung tâm vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không. Đây cũng là trụ sở của Hạm đội Nam Hải của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân .

Năm 2006, cảng Trạm Giang xử lý hơn 35,5 triệu tấn hàng hóa thông thường, 182.000 TEUs trong container và hơn 50 triệu tấn hàng hóa trong nước.

Cảng Đại Liên được thành lập vào năm 1899 tại phía Nam của bán đảo Liêu Đông, Trung Quốc. Đây là cảng biển Trung Quốc đa năng lớn nhất, phục vụ cho các cảng biển Bắc, Đông Á và vành đai Thái Bình Dương.

Cảng Đại Liên được thiết lập nhằm giao thương và vận chuyển với hơn 300 cảng tại 160 quốc gia trên toàn thế giới.

Cảng Đại Liên có hơn 68 tuyến vận tải cont quốc tế & nội địa. Hằng năm, cảng này xử lý ít nhất hơn 100 triệu hàng hóa.

Cảng Chu Hải nằm ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cảng Chu Hải gồm 7 khu cảng chính: Gaolan, Wanshan, Jiuzhou, Xiangzhou, Tangjia, Hongwan và Doumen.

Tính đến năm 2012, cảng biển Trung Quốc Chu Hải có tổng cộng 131 bến, 126 bến sản xuất, trong đó 17 bến nước sâu trên 10.000 DWT.

Năm 2012, Cảng Chu Hải có tổng sản lượng hàng hóa thông qua là 71.870.000 tấn. Năm 2013, con số này đã  vượt mốc 100.000.000 tấn.

Nằm tại cảng nước sâu trên đảo Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc, cảng Hạ Môn là cảng biển xếp thứ 8 tại Trung Quốc và thứ 17 trên toàn thế giới.

Cảng Hạ Môn là một trong những cảng biển có khả năng tiếp cận các cont cỡ lớn thế hệ thứ 6.

Cảng Hạ Môn bao gồm 12 khu vực chính là: Heping, Dongdu, Haiti, Shushan, Gaoqi và Liu Wudian. Cảng nước sâu này có tổng cộng 68 tuyến vận chuyển, phục vụ hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới.

Trung bình mỗi tháng, cảng Hạ Môn có tổng cộng 469 lượt tàu cập bến.

Năm 2010, Cảng Hạ Môn kết hợp với cảng lân cận là Chương Châu, tạo thành hải cảng lớn nhất khu vực Đông Nam Trung Quốc.

Năm 2013, Cảng Hạ Môn xử lý 191 triệu tấn hàng hóa, hơn 8 triệu TEU cont.

Cước vận chuyển hàng lẻ đường biển đi Qingdao:

Từ Hải Phòng đi Qingdao: Bảng giá

Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hải Phòng – Qingdao: 13 ngày

Từ Hồ Chí Minh đi Qingdao: Bảng giá

Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh –  Qingdao: 15 ngày

Cảng Shanghai hiện nay nằm ở khu vực ngoài ô thành phố Thượng Hải của Trung Quốc. Vào năm 2010, cảng Shanghai vượt cảng Singapore trở thành cảng container bận rộn nhất thế giới, cuối năm 2016 lượng hàng hóa ra vào tại cảng lên tới 37.133 triệu TEUs hàng hóa tương đương 514 triệu tấn. Cảng Shanghai được xem là vị trí cửa ngõ giao thương của khu vực sông Dương Tử với thương mại thế giới cùng với việc hỗ trợ cho khu kinh tế nội địa phát triển Yangtze như An Huy, Giang Tô, Chiết Giang và Hà Nam.

Từ Hải Phòng đi Shanghai: Bảng giá

Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hải Phòng – Shanghai: 7 ngày

Từ Hồ Chí Minh đi Shanghai: Bảng giá

Thời gian vận chuyển hàng cont từ Hồ Chí Minh – Shanghai: 9 - 11 ngày

Nằm về phía Nam cảng Shanghai, cảng Ningbo cũng được xem là một trong những cảng biển nhộn nhịp bậc nhất của ngành hàng hải thế giới so về trọng tải hàng hóa. Lịch sử hình thành lâu đời từ thời phong kiến những năm gần cuối cùng của 2 thiên kỷ trước, cảng Ningbo trước kia được biết đến là một trong ba cảng biển chính thuở ban sơ của Trung Quốc, dưới cái tên Minh Châu cùng với hai cảng khác là Dương Châu và Quãng Châu. Ngày nay, cảng có kết nối mật thiết với 560 bến cảng khác trên toàn cầu đến từ hơn 90 quốc gia. Tuy nhiên, do công suất làm việc dày đặc mà chất lượng nước tại nơi đây trở nên ô nhiễm trong suốt 10 năm trở lại đây. Phức hợp cảng Ningbo – Zhoushan là một khu vực cảng nước sâu đa chức năng, được trang bị 121 bến neo tàu đáp ứng được một khối lượng lớn hàng hóa từ các quốc gia Châu Á, Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Châu Đại Dương, con số được thống kê lại vào cuối năm 2015 là 16.83 triệu TEUs hàng hóa.

Cước vận chuyển đường biển đi Dalian:

Thời gian vận chuyển từ Hồ Chí Minh – Dalian:  15 ngày

Thời gian vận chuyển từ Hải Phòng – Dalian:  13 ngày

Là cửa ngõ hàng hải chính cho thủ đô Bắc Kinh, Cảng Tianjin/Xingang là cảng lớn nhất phía Bắc Trung Quốc, nó cũng là một trong những cảng biển lớn của thê giới. Tọa lạc tại bờ tây vịnh Bột Hải, trong khu vực cửa sông Hải Hà, cảng tiếp nhận và xử lý hầu hết các loại hàng hóa từ chất lỏng, hàng rời, hàng quá cỡ, hàng container, hàng tạp hóa, phương tiện vận chuyển, hành khách, dưới sự hoạt động của 217 bến neo, trong đó có 2 bến neo tiếp nhận tàu hàng có sức chứa 300,000 tấn hàng.

Hong Kong Port – Cảng Hồng Kông

Cảng Hồng Kông là một trong những cảng nước sâu nằm bên biển Đông. Cảng Hồng Kông là một trong ba cảng biển bận rộn nhất trên thế giới khi sở hữu 03 hạng mục: vận chuyển hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa.

Cảng Hồng Kông bị chi phối bởi hàng loạt cont sản phẩm được sản xuất, nguyên liệu và hành khách.

Cảng Hồng Kông là một trong những cửa ngõ của kinh tế Trung Quốc đại lục, đóng vai trò quan trọng tại còn đường tơ lụa từ biển Trung Quốc qua kênh đào Suez đến Địa Trung Hải.

Năm 2007, Cảng Hồng Kông sở hữu lượng cont thông quan với việc xếp dỡ hơn 23.9 triệu TEU. Cũng trong năm này, cảng Hồng Kông đón 456.000 con tàu, 293 triệu tấn hàng hóa và hơn 25 triệu hành khách. Trung bình, thời gian quay vòng của các tàu cont tại cảng là khoảng 10 giờ.

Năm 2016, lượng tàu cont đi qua cảng này là 25.869 với tải trọng ký thực là 386.853 tấn.