Nền Kinh Tế Việt Nam Xếp Thứ Bao Nhiêu Thế Giới

Nền Kinh Tế Việt Nam Xếp Thứ Bao Nhiêu Thế Giới

Kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng thế nào?

Kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng thế nào?

Kinh tế Việt Nam lớn thứ 42 thế giới

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo ngang giá sức mua tương đương 322 tỷ USD, kinh tế Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore.

Theo bảng xếp hạng được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố cuối tuần trước, Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP (tính theo ngang giá sức mua) năm ngoái đạt gần 15.700 tỷ USD. Theo sau là Trung Quốc với khoảng 12.500 tỷ USD, Ấn Độ - 4.800 tỷ USD và Nhật Bản - 4.500 tỷ USD.

Cũng theo báo cáo trên, Nga đã vượt qua Đức để chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với 3.400 tỷ USD. Số liệu này của Đức là 3.300 tỷ USD.

Việt Nam đứng thứ 42 trong 177 nền kinh tế được World Bank xếp hạng năm nay. Ảnh: Hoàng Hà

Tại khu vực Đông Nam Á, nước có xếp hạng cao nhất là Indonesia (16) với hơn 1.223 tỷ USD. Theo sau là Thái Lan (21) với hơn 655 tỷ USD, Malaysia (26), Philippines (29) và Singapore (39). Việt Nam xếp ở vị trí 42, ngay sau Singapore trong khu vực, với hơn 322 tỷ USD.

Bảng xếp hạng177 nền kinh tế của World Bank khác với thứ hạng tính theo GDP danh nghĩa của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Theo IMF, dẫn đầu danh sách này vẫn là Mỹ và Trung Quốc với hơn 15.700 và 8.200 tỷ USD. Các thứ hạng sau có sự khác biệt, đứng thứ ba là Nhật Bản, tiếp đó đến Đức, Pháp, Anh, Brazil và Nga. Việt Nam xếp hạng 51 trong danh sách này với GDP danh nghĩa hơn 141 tỷ USD.

World Bank tính toán GDP theo phương pháp ngang giá sức mua. Theo đó, họ coi 1 USD có thể mua được các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau, tùy vào từng quốc gia. Ở các nước ít phát triển hơn, 1 USD có thể mua được nhiều hàng hóa hơn. Vì vậy, xếp hạng theo GDP ngang giá sức mua của họ sẽ cao hơn.

Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam công bố ngày 12/7, World Bank đánh giá môi trường kinh tế vĩ mô nhìn chung tương đối ổn định, các cân đối ngoại được cải thiện, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đánh giá Việt Nam là điạ chỉ đầu tư hấp dẫn trong tương lai ở khu vực ASEAN.

Tuy nhiên thách thức đặt ra khi tăng trưởng chậm kéo dài nhất kể từ khi tiến hành công cuộc cải cách kinh tế cuối những năm 80. Tỷ lệ đầu tư trong GDP giảm, PMI giảm và bán lẻ tăng chậm. Nhập khẩu của khu vực trong nước giảm cho thấy nhu cầu thấp đối với máy móc thiết bị và hàng hóa trung gian, cũng như tiêu dùng cá nhân yếu.  Tình hình tài khóa không mấy thuận lợi, cải cách cơ cấu chậm quá trình mới bắt đầu nhưng chưa được thực hiện quyết liệt.

World Bank dự báo tăng trưởng kinh tế ước tính ở mức 5,3% trong năm nay và khoảng 5,4% vào năm sau. Lạm phát dự kiến ở mức 8.2% vào thời điểm cuối năm 2013.

Theo Thùy Linh vnexpress.net (theo Ria Novosti/WB)

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân phát biểu tại hội nghị ở TP Quy Nhơn, Bình Định sáng 29-3 - Ảnh: TẤN LỰC

Ngày 29-3, tại Bình Định, cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung tổ chức hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2023 và ký kết giao ước thi đua năm 2024.

Nhiều tỉnh miền Trung - Tây Nguyên vươn lên mạnh mẽ

Nói về khu vực miền Trung - Tây Nguyên, quyền Chủ tịch nước đánh giá thời gian qua các tỉnh trong khu vực này đã vươn lên mạnh mẽ, dù xuất phát điểm khó khăn, đầy thách thức. Các địa phương đã tìm ra hướng đi, giải pháp vượt lên để theo kịp sự phát triển chung của cả nước và đóng góp quan trọng cho đất nước.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ nâng cao, tạo điểm sáng trong khu vực. Nhiều địa phương phát hiện các lợi thế mới như công nghiệp tái tạo, kinh tế biển, logistics.

Quyền Chủ tịch nước chúc mừng các kết quả đã đạt được và chia sẻ khó khăn, vất vả các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên đã trải qua.

Lãnh đạo các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên ký kết giao ước thi đua năm 2024 - Ảnh: TẤN LỰC

Theo UBND tỉnh Bình Định, cụm trưởng Cụm thi đua các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, trong năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế nhiều tỉnh trong cụm đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Tốc độ tăng trưởng bình quân các tỉnh đạt 5,16%, một số tỉnh có mức tăng trưởng nổi bật như Đắk Lắk, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. Thu ngân sách nhiều tỉnh tăng so với dự toán được giao. Tổng thu ngân sách bình quân các tỉnh trong cụm đạt 12.353 tỉ đồng, chiếm 7% tổng thu ngân sách cả nước.

Trên toàn khu vực, công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi được duy trì. Tỉ lệ trường chuẩn quốc gia bình quân các tỉnh trong cụm đạt 115,5% kế hoạch.

Tỉ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế tiếp tục tăng, số bệnh viện, cơ sở y tế tự chủ tài chính ngày càng tăng. Chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ của đội ngũ y tế công lập được nâng lên.

Bên cạnh đó, các tỉnh hoàn thành tốt chỉ tiêu giải quyết việc làm, bình quân các tỉnh trong cụm giải quyết việc làm cho hơn 20.000 người, giảm nghèo bền vững.

Việt Nam vào top 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới

Tại hội nghị, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân - phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương - cho hay năm vừa qua đất nước gặp nhiều khó khăn do bối cảnh chung của thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Tuy nhiên, đất nước cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện.

Theo đó, Việt Nam hiện là điểm sáng trong phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, được các quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao. Nước ta đứng thứ 35 về quy mô kinh tế và nằm trong top 40 nước có quy mô kinh tế hàng đầu thế giới với quy mô kinh tế 435 tỉ USD.

Chúng ta cũng nằm trong top 20 nước về thu hút đầu tư nước ngoài và top 20 về kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới. Với độ mở nền kinh tế cao, đạt gần 200% so với quy mô GDP, Việt Nam là nền kinh tế năng động trong ASEAN.

Theo quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, với chính sách đối ngoại linh hoạt trong bối cảnh chung đầy khó khăn, Việt Nam đã giữ được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài.