Người Viễn Xứ

Người Viễn Xứ

Chỉ có thể tiến bước đến tương lai một cách vững vàng, khi hiểu sâu về nguồn cội, về quá khứ.

Chỉ có thể tiến bước đến tương lai một cách vững vàng, khi hiểu sâu về nguồn cội, về quá khứ.

Nghe thật nhiều, nhiều ơi là nhiều vào

Thật ra thì cái này không hẳn là phương pháp. Cái này là điều bắt buộc. Đúng thế. BẮT BUỘC các bạn ạ. Không có chuyện một người chưa vẽ bao giờ bỗng dưng phết ra một bức tranh tuyệt đẹp ngay từ lần đầu cầm bút. Không có chuyện một người chưa tập hip hop bao giờ bỗng dưng chống đầu xuống đất xoay 10 vòng rất chi là điệu nghệ. Và cũng không có chuyện một người hiếm khi tiếp xúc với tiếng Anh tự dưng nghe người bản xứ nói chuyện rồi hiểu dễ dàng.

Để nghe hiểu người bản xứ, bạn phải nghe chính người bản xứ sử dụng ngôn ngữ của họ. Bạn phải tiếp xúc với Tiếng Anh thật nhiều. Khi nghe nhiều, bạn cũng tự động biết được những mẫu câu thông dụng mà người bản xứ nói. Điều này sẽ giúp bạn nghe tốt hơn.

Khi bạn nghe một câu, não bạn sẽ đối chiếu nó với những câu bạn đã từng nghe (dữ kiện âm thanh) để rút ra ý nghĩa cho câu đó. Nghe tốt không chỉ là việc bạn có đôi tai nhạy cảm. Bạn biết càng nhiều mẫu câu thì khả năng nghe của bạn sẽ càng tốt lên.

Có rất nhiều tài liệu để cải thiện kỹ năng nghe hiểu của bạn. Bạn có thể xem TV show, bạn có thể xem phim, xem video YouTube, nghe TED Talks, nghe các tài liệu mà các bạn đã tải về rất nhiều rồi để đó chưa bao giờ đụng tới. Nghe gì cũng được. Hãy bắt đầu ngay thay vì chờ một tài liệu hay phương pháp hoàn hảo nào đó.

Bất kể tài liệu nào cũng đều giúp ích cho bạn, miễn là:

– Nó có ý nghĩa với bạn. Nó là một cái gì đó hoặc là bình dân mà bạn có thể dùng hằng ngày, hoặc là chủ đề ưa thích của bạn (tình yêu, phát triển bản thân, tài chính, sức khỏe, gì gì đó).

– Bạn hiểu hầu hết nội dung tài liệu (80-95%). Khó quá thì nản, dễ quá thì chán. Vậy nên chọn cái phù hợp với cấp độ của mình nha.

Cứ nghe nhiều, không chỉ kỹ năng nghe hiểu mà toàn bộ khả năng ngôn ngữ của bạn đều sẽ cải thiện.

Khi bạn dùng phụ để tiếng Việt, đa phần thời gian bạn sẽ đọc thầm tiếng Việt trong đầu và không chú ý đến âm thanh mà nhân vật nói, bao giờ có bom rơi đạn nổ thì bạn mới nghe thôi. Nhưng phụ đề tiếng Anh thì lại tốt. Nó giúp bạn liên kết những từ bạn biết với phát âm tự nhiên của chúng.

Bạn cũng có thể khỏi dùng phụ đề để thách thức khả năng nghe của mình. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nghe được thứ mà bạn không biết. Vậy nên, xét về phương diện hấp thụ ngôn ngữ, dù gì bạn cũng nên nghe với phụ đề tiếng Anh một lần.

Những cách nói giảm âm có tên tiếng Anh mỹ miều là Reductions. Thông thường, khi những người bản xứ giao tiếp với nhau, họ sẽ lướt qua những từ không quan trọng. Chẳng hạn, “to” sẽ không được phát âm là /tu:/ mà sẽ phát âm là /tə/ (rất yếu). Nếu như bạn kì vọng mình sẽ nghe âm /tu:/, có thể bạn sẽ không nghe được những gì người khác nói.

Làm cách nào để biết được những âm được giảm này. Một là nghe nhiều, bạn sẽ tự động dần dần quen với nó. Hai là tìm hiểu một cách chủ động, để về sau bạn dễ nhận dạng các âm này hơn. Các bạn có thể tham khảo danh sách này của cô Rachel: https://goo.gl/qRDPxM

Tương tự như Reductions, còn một điều khiến người Việt khó nghe người bản xứ nữa đó là Linking – nối âm. Nối âm không phải là cái người bạn xứ cố tình làm để gây khó dễ cho chúng ta. Nối âm xảy ra một cách tự nhiên khi bạn nói nhanh và phát âm đầy đủ phụ âm cuối. Nó khó với người Việt bởi vì trong tiếng Việt, phụ âm cuối được kết hợp với nguyên âm để tạo thành một âm mới. Ví dụ: A + Nờ = An. Thông thường, chúng ta hay bỏ hết phụ âm cuối trong tiếng Anh luôn. Ví dụ: This is my house => Đít i mai hao.

Trong tiếng Anh, một từ được phát âm bằng một loạt những âm riêng lẻ và liên tiếp. Khi bạn nghe từ “man” (người đàn ông), nếu nghe kĩ, bạn sẽ thấy bóng hình của âm /n/ ở cuối. Từ “man” kết thúc với lưỡi chạm ở vòm họng trên, phía sau răng cửa. Đó là cách phát âm âm /n/.

Vậy, để nghe được nối âm (hay tốt hơn nữa là nói có nối âm), chúng ta cần trước hết ý thức được về sự nối âm. Bạn có thể tham khảo danh sách này của cô Rachel để biết các trường hợp nối âm: https://goo.gl/WMcbe2

Và từ giờ về sau, khi nghe Tiếng Anh, hãy luôn để ý tới phụ âm cuối. Khi bạn tập trung, nó sẽ biểu hiện rất rõ ràng.

Chép chính tả là một trong những cách hiệu quả nhất để luyện nghe, đặc biệt là đối với những bạn mới học và kỹ năng nghe còn yếu. Miêu tả đơn giản về chép chính tả là như thế này. Bạn chuẩn bị một cây bút, một tờ giấy, một tinh thần tràn đầy năng lượng. Xong mở một cái audio, cho chạy đi chạy lại từng câu, và chép xuống những gì mình nghe được.

Chép chính tả kết hợp cả ba cách thức học tập: hình ảnh, âm thanh, vận động cơ thể. Điều đó giúp bạn tập trung hơn và nhớ lâu hơn. Chép chính tả giúp bạn nghe kĩ những âm khó, những âm đuôi. Chép chính tả giúp bạn học từ vựng và ngữ pháp. Và với tần suất lặp lại nhiều mỗi câu, chép chính tả giúp bạn học sâu, dùng được mà không cần suy nghĩ nhiều.

Để hiểu thêm về phương pháp nghe và chép chính tả, bạn đọc bài này nhé: [chèn link bài về chép chính tả vào].

Ưu nhược điểm khi học với giáo viên Việt

Chọn giáo viên người Việt Nam để dạy tiếng Đức rất phổ biến. Bởi, không dễ gì để đầu tư các buổi học 100% là người bản xứ. Tuy nhiên, giáo viên người Việt cũng có rất nhiều ưu điểm. Khi họ có trình độ tiếng Đức tốt sẽ giảng dạy giúp bạn hiểu ra vấn đề nhanh nhất. Vì cũng là người Việt nên họ hiểu được những thắc mắc trong quá trình học tiếng của bạn. Từ đó, đưa ra những phương pháp học phù hợp, cải thiện nhanh chóng trình độ tiếng Đức hơn.

Xét về mặt nhược điểm thì không phải không có. Nhưng nếu như bạn biết thích nghi và khắc phục khéo léo sẽ không quá lo ngại. Nếu như trong quá trình giảng dạy, giáo viên Việt pháp âm không được chuẩn như người bản xứ. Bạn có thể lựa chọn học song song cả người bản xứ lẫn người Việt. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí lại đem đến hiệu quả cao.

Ưu nhược điểm khi học tiếng Đức với người bản xứ

Lựa chọn ôn luyện tiếng Đức với người bản xứ được rất nhiều người yêu thích. Thậm chí, nhiều trung tâm còn khuyến khích bạn nên theo học cùng người bản xứ. Điều này giúp rèn luyện tư duy, phát triển các kỹ năng nghe, nói. Người bán xứ có rất nhiều kiến thức về từ vững, ngữ pháp. Đây chính là ưu điểm lớn nhất giúp học viên trau dồi kiến thức nhanh chóng.

Tuy nhiên, được giảng dạy bởi giáo viên người bản xứ cũng có những nhược điểm nhất định. Người học cần tìm cho mình một giáo viên giỏi, không chỉ trình độ chuyên môn mà cách truyền tải cũng cần dễ hiểu. Mặt khác, không phải cứ là người bản xứ thì dạy tiếng Đức sẽ tốt, thậm chí nhiều người còn viết sai chính tả. Cách truyền tải không rõ ràng, khó giải thích về các lý do học viên thắc mắc.

Nghe nhiều lần phát âm của những (cụm) từ mới

Mỗi khi gặp một từ hay cụm từ mới, bạn nên dành chút thời gian tra phát âm của nó, nghe phát âm này nhiều lần, rồi đọc theo một vài lần. Điều này là để đảm bảo bạn phát âm đúng, cũng như sau này dễ dàng nghe ra từ mình đã biết. Những từ điển uy tín bạn có thể dùng là http://oxfordlearnersdictionaries.com/ và http://dictionary.cambridge.org/.

Một trang nữa rất hay là https://youglish.com/. Tại trang này, bạn hãy nhập một từ hoặc một cụm từ vào thanh tìm kiếm. Kết quả của rất nhiều video YouTube có chứa từ này sẽ hiện ra. Bạn hãy nghe thật nhiều và cảm nhận phát âm của những người bản xứ khác nhau. Điều này sẽ cải thiện khả năng bạn nhận diện được các cụm từ mới.

Như có nhắc đến ở trên, nghe tốt là kết quả của rất nhiều khía cạnh. Lượng từ vựng bạn sở hữu là một trong số những khía cạnh đó.

Một điều rõ ràng là bạn không thể hiểu những từ mà bạn không biết. Bạn có thể nghe được âm thanh của một từ, nhưng không biết từ đó có nghĩa gì. Vậy nên, để cải thiện kỹ năng NGHE HIỂU, bạn cần có vốn từ vựng dồi dào.

Để tăng vốn từ vựng, công thức muôn thuở vẫn là tiếp xúc với tiếng Anh thật nhiều. Bạn hãy nghe và xem những gì bạn thích. Bên cạnh đó, hãy đọc thêm sách, truyện, và những bài viết tiếng Anh về chủ đề mà bạn quan tâm.

Kỹ năng nghe hiểu của bạn sẽ cải thiện một cách từ từ nhưng vững chắc. Nếu bạn chăm chỉ học tiếng Anh mỗi ngày, bạn sẽ thấy sự khác biệt đáng kể sau 6 tháng. Để giỏi tiếng Anh, bạn chỉ cần siêng năng và kiên nhẫn. Vậy nên, đừng trì hoãn lâu hơn nữa. Hãy bắt đầu ngay hôm nay.

Công việc thú vị và đầy hứng khởiĐối với những người làm nghề cắt tóc, tạo mẫu tóc, không cần trình độ học vấn cao, chỉ cần người đó có đôi bàn tay khéo léo cộng với sự chịu khó và tỉ mỉ. Mỗi mẫu tóc chính là một tác phẩm nghệ thuật. Để trở thành một người cắt tóc giỏi, tạo mẫu tóc giỏi, ngoài sự khéo léo, sáng tạo, người thợ tóc ít nhiều phải có sự hiểu biết căn bản về thẩm mỹ. Bởi một kiểu tóc đẹp là phải phù hợp với vóc dáng, độ tuổi, công việc… giúp tôn lên những ưu điểm, che đi khuyết điểm của người khách. Làm đẹp cho người khác thực sự là một công việc thú vị và đầy hứng khởi.

Theo chị Phạm Thảo Vân, là hiệu trưởng của trường AA International Beauty College (trước là Elite Beauty College), tại thành phố Westminster, Nam Calfornia, cho phóng viên nhật báo Viễn Đông biết những điều thú vị của nghề cắt tóc, tạo mẫu tóc là khi chính tay mình tạo được cho khách hàng những mẫu tóc cầu kỳ, chuyên nghiệp, hay những mẫu tóc đơn giản nhưng không kém phần duyên dáng để khách hàng thấy họ đẹp thêm, nhất là khi thay đổi kiểu tóc mới biến người khách hàng thành một con người mới, giúp họ trở nên đẹp hơn, mới mẻ hơn. Đây là công việc được gọi là nghề “làm dâu trăm họ,” cũng lắm chuyện vui, chuyện buồn.

Điều làm cho người thợ cắt tóc cảm thấy hạnh phúc nhất là cắt được mái tóc vừa ý cho khách hàng và dần dần biến người ấy thành khách quen của mình. Làm nên thành công đó không chỉ đơn giản là giỏi tay nghề mà còn giỏi trò chuyện với khách, vui vẻ với khách. Mỗi người khách đến tiệm cắt tóc là một câu chuyện khác nhau. Họ có thể nói đủ thứ chuyện từ tin tức thời sự, giá xăng dầu tăng giảm, v.v.. Vì vậy, người thợ làm tóc phải luôn cập nhật tin tức, phải biết lắng nghe những gì khách hàng nói. Giao tiếp rất quan trọng đối với công việc tưởng như chỉ cần tay nghề và năng khiếu này.

Dẫu rằng kỹ thuật làm tóc rất quan trọng nhưng người thợ làm tóc phải biết nói chuyện và hỏi han khách hàng để biết được nhu cầu, sở thích của họ. Như vậy, người thợ mới giảm thiểu được các “tai nạn nghề nghiệp” khi khách hàng phật ý vì không thích kiểu tóc mới hay thợ hiểu sai yêu cầu của họ.

Do đó nếu người thợ tóc không rành tiếng Anh, sẽ gặp khó khăn một chút với những khách hàng không phải người Việt hoặc những bạn trẻ gốc Việt sinh ra, lớn lên tại Mỹ. Đây là công việc có cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Là một thợ làm tóc, có cơ hội nói chuyện với đồng nghiệp và khách hàng cả ngày. Mỗi ngày trôi qua đều không giống nhau. Mỗi khách hàng sẽ có những câu chuyện mới khi họ đến làm tóc. Người thợ sẽ thấy mình có rất nhiều bạn. Trên thực tế, hoạt ngôn là một tính cách cần thiết trong công việc của người thợ làm tóc.

Đây cũng là công việc có thể tự do làm việc bất cứ khi nào và nhiều hơn nếu muốn. Người thợ có thể làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, hay chỉ làm việc ngày cuối tuần, hay làm cả bảy ngày trong tuần, sự lựa chọn là tùy thuộc vào người thợ.

Hầu hết những người thợ làm tóc đều có một thời gian biểu khác biệt. Họ bắt đầu làm việc vào giờ nghỉ trưa khi khách hàng tranh thủ thời gian ăn trưa ra cắt tóc. Hoặc công việc nhiều hơn khi vào buổi chiều, sau giờ làm việc. Do đó, họ có thể tận hưởng cả buổi sáng, bù lại buổi chiều tối làm việc vất vả. Càng nhiều khách hàng thì thu nhập càng cao, có cả tiền tip của khách.

Nếu người thợ tóc có cá tính, kỹ năng cao, biết tận dụng sự sáng tạo, có thể hợp tác với các ca nghệ sĩ trong làng giải trí, được trực tiếp tạo kiểu tóc và trang điểm cho những người nổi tiếng. Nhiều người thợ làm tóc ban đầu chỉ làm trong các tiệm làm tóc để học các kỹ thuật. Từ bước đệm đó, họ chuyển sang làm việc với những nghệ sĩ, người nổi tiếng…

Điều kiện để hành nghề tóc hợp pháp tại MỹỞ Việt Nam trước đây nghề cắt tóc, tạo mẫu tóc thường được truyền lại theo kiểu người đi sau làm theo cách của người đi trước. Muốn trở thành một thợ cắt tóc thì người đó phải làm thợ học việc ở các tiệm tóc.Riêng tại Hoa Kỳ, muốn làm việc trong ngành tóc nói riêng ngành nghề thẩm mỹ nói chung một cách hợp pháp, người đó cần phải đến trường dạy nghề thẩm mỹ theo học tùy từng ngành nghề mình chọn và trải qua số giờ học cần thiết tại các trường, với số giờ học khác nhau tùy theo quy định của từng tiểu bang. Sau khi học viên học đủ số giờ quy định, đã hoàn tất chương trình học tại trường, thì mới đủ điều kiện để nộp đơn đi thi lấy giấy phép tiểu bang để làm việc tại các tiệm salon, tiệm barber.

Theo chị Phạm Thảo Vân cho biết, ngành thẩm mỹ tại Hoa Kỳ nói chung khá đa dạng, bao gồm nhiều môn học. Nhưng các hội đồng thẩm mỹ (State Board) ở các tiểu bang của Hoa Kỳ thường chú trọng các ngành nghề thẩm mỹ cần phải thi lấy bằng hành nghề và phải đủ số giờ học.– Ngành Thẩm mỹ toàn phần (Cosmetologist) học đủ 1,600 giờ, là ngành học tổng quát bao gồm tóc, chăm sóc da, và chăm sóc tay chân.– Chuyên viên chăm sóc da (Esthetician) học 600 giờ, là ngành học chuyên về làn da, trang điểm, lấy lông, và massage da mặt….– Thợ làm móng tay chân (Manicurist) học 400 giờ, là ngành học chăm sóc tay, chân và gắn đắp các loại móng nhân tạo.– Chuyên viên lấy lông vĩnh viễn (Electrologist) cần trình độ lớp 12, học 600 giờ, là ngành học sử dụng dòng điện qua kim để hủy diệt lông mọc dư thừa trên da.– Chuyên viên về tóc và cạo mặt (Barber) học 1,500 giờ, là ngành học về tóc và cạo râu mặt, râu mép.– Massage Practitioner 250 giờ học; Massage Therapist 500 giờ học.

Theo chị Thảo Vân, khi học viên vào học tại các trường, dù người đó ở Việt Nam từng làm thợ tóc có kinh nghiệm rồi, vẫn cần phải học, vì trong các trường dạy nghề thẩm mỹ tại Hoa Kỳ, giáo viên dạy học viên thực hiện công việc theo một quy trình. Bất kể trình độ hay kỹ năng, ai làm theo quy trình này cũng có thể làm được. Có thể mình đã giỏi về tay nghề nhưng mình phải học cách sắp xếp để bắt đầu vào công việc như thế nào, phải làm theo thứ tự từng bước bài bản thì sẽ đưa ra một tác phẩm như mong muốn.

Chị Thảo Vân cũng cho biết thêm về điều kiện để nhập học cho một người mới đến định cư tại Hoa Kỳ: Người đó ít nhất phải 16 tuổi và tính đến ngày thi là 17 tuổi, không hạn chế tuổi tác hoặc kỳ thị người già, người tàn tật, những học viên này vẫn được theo học nếu tình trạng thể lực cho phép.

Học viên cần có giấy tờ chứng nhận để đi học, gồm thẻ I-94 hoặc thẻ xanh, thẻ an sinh xã hội, bằng lái xe hoặc thẻ ID có hình, hoặc sổ thông hành ở Việt Nam cấp có hình, dành cho những người sang Mỹ du lịch thăm thân nhân ghi danh theo học, nhưng không thể dự thi tại hội đồng thẩm mỹ tiểu bang, dù vậy số giờ học vẫn có giá trị và sẽ được nộp đơn thi nếu đủ điều kiện hợp pháp thủ tục di trú sau đó.

Điều đầu tiên đối với người thợ làm tóc muốn làm nghề hợp pháp ở Mỹ bắt buộc phải có giấy phép hành nghề. Khi hoàn tất chương trình học, thí sinh nộp đơn lên hội đồng thẩm mỹ. Thời gian duyệt xét từ sáu tuần đến tám tuần. Tại tiểu bang California cách thi gồm hai phần thực hành và lý thuyết. Nếu đạt được 75% cả hai phần là đậu được cấp ngay bằng hành nghề cùng ngày và có thể đi làm ngay, hoặc rớt có thể điền đơn, đóng lệ phí lại để thi vào kỳ tới. Điều không may quí vị thi rớt chỉ một phần trong cuộc thi, chỉ cần thi lại phần không đủ điểm và nên nộp đơn thi lại càng sớm càng tốt vì phần thi đậu có giá trị trong vòng 1 năm.

Sau khi có bằng hành nghề, người thợ tóc phải trực tiếp làm ở các tiệm beauty salon (với những người có bằng Cosmetologist) hay các tiệm Barber với người thợ có bằng về Barber và để giỏi nghề cần tiếp tục học hỏi từ bạn đồng nghiệp, học những kỷ thuật mới nhất để phát triển nghề nghiệp và dĩ nhiên tăng thu nhập cũng cần tham dự các lớp cao cấp thẩm mỹ được tổ chức nhiều nơi và điều quan trọng là phải luôn tuân thủ đúng, đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, diệt trùng đúng cách để tránh bị phạt.

Cách đây hơn ba thập niên, vào khoảng những năm 80, 90 của thế kỉ 20, thời kì mà nền kinh tế nước ta còn cực kì khó khăn thì có hai lớp người được không ít thanh niên cũng như những người dân mơ ước. Một là lái xe quá cảnh, thứ hai là người thủy thủ viễn dương.

Làm nhiệm vụ vận tải biển viễn dương hồi đó có nhiều công ty như Công ty vận tải biển 3, Công ty Vitranschart, các công ty vận tải biển của các địa phương như Hamasco của Hà Nội…Nhưng Công ty Vận tải biển Việt nam (bây giờ đổi tên là Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam), tên thương hiệu là Vosco, giữ vai trò chủ lực vận tải viễn dương đã trở thành biểu tượng và thương hiệu vận tải biển Việt Nam, và thủy thủ viễn dương dù ở đâu cũng đều được dân gian gọi là thủy thủ Vosco.

Anh lái xe quá cảnh và chàng thủy thủ Vosco dạo đó được xã hội ngưỡng mộ chủ yếu vì sự giàu có. Và sự giàu có này đều bắt đầu từ buôn lậu. Lái xe quá cảnh giấu hàng lậu dưới những tảng thạch cao để vượt qua kiểm soát của Hải quan Lao Bảo, còn thủy thủ viễn dương thì giấu hàng lậu “cáy” ( hàng vượt chỉ tiêu được phép mang sau mỗi chuyến vận tải ) ở đủ các ngóc ngách khó tìm trên tàu.

Xét về khía cạnh nào đó, hiện tượng buôn lậu của lái xe quá cảnh và chàng thủy thủ viễn dương đều xuất phát từ quan hệ cung cầu, do sự khan hiếm hàng hóa và hoàn cảnh đưa đẩy. Tuy nhiên, về mặt thực thi nhiệm vụ thì họ thật xứng đáng là những người anh hùng thực sự.

Chỉ nói riêng về đội ngũ phương tiện vận tải viễn dương dạo đó, khi chúng ta trở về những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ trước khi nước ta đã bắt đầu những chính sách mở cửa, đổi mới trong kinh tế. Cần nói công bằng rằng nếu không có đội ngũ tàu viễn dương thì chúng ta sẽ tự thêm một lần nữa bế quan tỏa cảng nền kinh tế nước ta vừa thoát khỏi gọng kìm bao cấp và cấm vân. Mà để vận hành những con tàu viễn dương ít nhiều hiện đại so với thời ấy lại chính là đội ngũ những người thủy thủ viễn dương.

Đang điều khiển những con tàu có trọng tải cao nhất chỉ vài trăm tấn chạy trên sông, chạy ven biển đội ngũ thủy thủ vận tải biển thật sự sáng tạo, thông minh, chịu khó học hỏi tiếp cận công nghệ tiên tiến để làm chủ những con tàu có trọng tải hàng vài nghìn, đến hàng vạn tấn có dàn thiết bị điều khiển đòi hỏi một tay nghề chuyên môn cao. Cùng với việc làm chủ phương tiện, thiết bị hiện đại là sự làm quen với các thủ tục vận tải biển quốc tế cực kì nghiêm khắc và quy củ mà trước đó còn rất xa lạ với cán bộ, thủy thủ Việt Nam.

Dạo đó cũng như hiện nay trong giao dịch, vận chuyển tại các bến cảng quốc tế hầu hết đều bằng tiếng Anh. Vậy mà đoàn thủy thủ viễn dương non trẻ của chúng ta đều đã từng bước làm chủ được. Những năm tháng khó khăn đó, có thể nói hầu hết mọi nhiệm vụ vận tải, giao nhận của đoàn tàu viễn dương của ta đều hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Giao và nhận thông đồng bén giọt mọi hợp đồng vận tải với mọi quốc gia trên thế giới.

Nói về người thủy thủ viễn dương, không thể không nói đến sự hi sinh cao cả của mỗi cá nhân khi đảm trách nhiệm vụ trên những con tàu. Người viết bài này đã từng trải qua một chuyến đi biển tròn một tháng trên tàu kéo ụ nổi 8.500 tấn vượt Biển đông, chạy từ Quảng Ninh vào đến cảng Sài gòn. Chỉ trong vòng một tháng trời trên biển, mà mọi cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố mà một con người có thể trải qua trong suốt cuộc đời đều có thể xuất hiện.

Thử thách đầu tiên đối với mọi người đi biển, chính là những con sóng. Những con sóng khi gần bờ, tại những bãi biển sao hiền hòa thế, nên thơ thế khi nhẹ nhàng ôm lấy bãi cát. Vậy mà ở giữa biển khơi, những con sóng trở nên thật hùng vĩ, tràn đầy nội lực, đôi khi còn trở nên hung dữ một cách đáng sợ.

Phải nói rằng, khi đã trên biển, người thủy thủ viễn dương luôn phải sống, ăn, ngủ, làm việc, làm mọi sinh hoạt cá nhân trong một không gian động, rung lắc liên tục bởi sự tác động của những con sóng. Sau khi kết thúc hành trình, bước lên bờ, cảm giác đầu tiên phải chịu đựng chính là “ say đất”, khi mà sau một thời gian dài ở trong không gian động chuyển sang không gian tĩnh thì thần kinh của chúng ta vẫn chưa kịp thích nghi nên đã tạo ra cảm giác như vậy.

Thử thách thứ hai chính là tình trạng luôn đối mặt với những sự hiểm nguy giữa biển cả mênh mông. Những người thuyền viên khi làm việc luôn trong tình trạng căng thẳng vì phải giữ an toàn cho chính mình, các đồng nghiệp, con tàu cùng nhiều hàng hóa, tài sản giá trị trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Những con tàu to lớn, vĩ đại như vậy, nhưng giữa biển cả mênh mông, chỉ như những chiếc lá tre nổi trôi trên sông mà thôi. Có những dòng điện tín từ tàu nhắn gửi về bờ, mà đến bây giờ người viết vẫn nổi da gà khi nhắc lại: “nếu 15 phút nữa chúng tôi không điện về thì xin được gửi lời chào vĩnh biệt Tổ quốc và những người thân”.

Thử thách thứ ba là sự cô đơn, những chuyến đi dài hàng vài ba tháng trời giữa biển cả mênh mông, giữa những bến bờ xa lạ để thực hiện nhiệm vụ ngành và đất nước giao phó, xung quanh toàn là nước biển mặn, trên là trời, dưới là biển. Người viết bài này đã từng đứng trên boong tàu nhiều tiếng đồng hồ, dõi mắt xa xăm nhìn ra biển, biển phẳng lặng xanh ngắt, trời cao trong vắt không một gợn mây, tầm nhìn đạt cực đại, nhưng tuyệt nhiên không có một bóng tàu hay thuyền của ngư dân. Thử thách lớn nhất, hay đôi khi cũng trở thành bi kịch cuộc đời, đó là theo hoàn cảnh, điều kiện công việc, người thủy thủ viễn dương phải thường xuyên xa gia đình, xa vợ, con, không làm tròn nhiệm vụ của người chồng, người cha để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Không ít trường hợp vì long đong trên tàu làm nhiệm vụ vài ba tháng, nửa năm mà người thủy thủ viễn dương khi lên bờ có khi vợ thì ngoại tình vì xa chồng lâu lại có điều kiện kinh tế đủ đầy do chồng cung cấp, con hư hỏng vì không có bàn tay giáo dục của người cha, và cũng một phần vì lý do kinh tế như trên, cha già, mẹ yếu không được chăm nom, chăm sóc đầy đủ...

Nhiều nhiều lắm những thử thách mà người và nghề thủy thủ viễn dương phải đối mặt, nhưng người viết bài này chỉ kể ra những thử thách đời thường nhất, những thử thách con người nhất mà ai cũng có thể cảm nhận được. Ngoài ra, bản lĩnh của những người thuyền viên Việt Nam lại luôn được thể hiện khi những thử thách về sự cố kỹ thuật, thiết bị giữa biển khơi luôn luôn rình rập.

Vào những năm cuối của thập niên 80 của thế kỉ trước thì hầu hết những con tàu trong đội ngũ tàu viễn dương của Việt Nam ta đều là tàu cũ, khiến đội ngũ tàu biển viễn dương của ta hồi đó có tuổi bình quân hơn 30 tuổi, có thời gian lên xấp xỉ 40 tuổi. Vậy mà với những người thủy thủ viễn dương dạo đó nói tiếng Anh truyền khẩu, trình độ tay nghề đang trong tiếp tục trong thời gian tìm tòi, học hỏi, vậy mà hầu như vào những năm đó tỉ lệ vận tải viễn dương đạt độ an toàn lên đến 93-94%.  Đặc biệt không có trường hợp nào tàu của Việt Nam bị đắm, chìm do sự cố kĩ thuật.

Ngày nay nền kinh tế Việt Nam đã ít nhiều phát triển, đời sống dân ta đa phần được cải thiện, nên nghề lái xe qúa cảnh, thủy thủ viễn dương không còn hấp dẫn như xưa nhưng riêng với những ai vào nghề thủy thủ viễn dương hôm nay đã là một ghi nhận cho tình yêu nghề vận tải, yêu biển của những người dấn thân đến với danh hiệu thủy thủ viễn dương. Và với những con người đó thì truyền thống của viễn dương luôn hoàn thành nhiệm vụ, thông minh, sáng tạo trong công việc, dũng cảm đối mặt với mọi hiểm nguy vẫn là dòng chảy để đội ngũ thủy thủ viễn dương vẫn luôn vững vàng, xứng đáng với những gì họ được gửi gắm và giao phó.