CHUYÊN THU MUA SẦU RIÊNG RI 6, SẦU RIÊNG HẠT LÉP, SẦU RIÊNG MONTHONG, SẦU RIÊNG ĐẦU BÒ
CHUYÊN THU MUA SẦU RIÊNG RI 6, SẦU RIÊNG HẠT LÉP, SẦU RIÊNG MONTHONG, SẦU RIÊNG ĐẦU BÒ
225.000₫ Giá gốc là: 225.000₫.217.000₫Giá hiện tại là: 217.000₫.
116.000₫ Giá gốc là: 116.000₫.114.000₫Giá hiện tại là: 114.000₫.
240.000₫ Giá gốc là: 240.000₫.227.000₫Giá hiện tại là: 227.000₫.
Xem bảng giá chính thức Gạo ST25 chính hãng Ông Cua 2024
Lưu ý: Giá gạo ST25 trên đây là giá lẻ. Khách hàng sỉ vui lòng liên hệ để được báo giá chính xác
Gạo sản xuất với công nghệ hiện đại cho ra những hạt gạo đẹp, sạch và chất lượng cao. Không những vậy, hương vị của gạo ST25 cũng chính là yếu tố quyết định cho danh hiệu gạo ngon nhất thế giới. Hạt gạo ST 25 có mùi thơm đặc trưng của lá dứa hòa quyện với mùi thơm của cốm non.
Hơn thế nữa cơm được nấu từ gạo ST25 là loại cơm rất ngon với hạt cơm khô ráo, độ dẻo, thơm nhất định và vị ngọt thanh đến từ tinh bột gạo, khi để nguội cũng khô bị khô cứng.Ngoài ra hàm lượng dinh dưỡng của ST 25 cũng được đánh giá cao hơn các loại gạo khác. Chúng chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất như magie, canxi, chất xơ… và hàm lượng protein cao. Chính những lý do trên mà gạo ST25 của Ông Cua Sóc Trăng được bình chọn là gạo ngon nhất thế giới năm 2019 và năm 2023. Hiện nay giá gạo ST25 nội địa và xuất khẩu khá cao, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân Việt Nam.
Hiện nay, gạo ST25 được bán phổ biến trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau nhưng không phải ở đâu cũng có sự cam kết về nguồn gốc, chất lượng sạch và an toàn. Để mua gạo ST 25 chính hãng Ông Cua Sóc Trăng, người tiêu dùng có thể đặt hàng trực tiếp trên website https://gaost.vn hoặc liên hệ theo số hotline để đặt hàng hoặc để biết hôm nay gạo ST25 giá bao nhiêu 1kg?
Lưu ý: Loại gạo túi 5kg có dán tem chống hàng giả. Quý khách hàng dùng phần mềm Icheck quét để phân biệt gạo thật giả.
Bộ Công thương mới đây dẫn thông tin từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc đã chi 1,09 tỉ USD nhập khẩu sầu riêng tươi, giảm 35,2% về lượng và giảm 32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Giá sầu riêng tươi nhập khẩu vào Trung Quốc trung bình trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 5.394,6 USD/tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Sầu riêng Việt Nam đang có cơ hội tăng tốc xuất khẩu vào Trung Quốc
Tại Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Philippines đang là 3 quốc gia cung cấp sầu riêng lớn nhất cho thị trưởng tỉ dân này. Trong nhiều năm, Thái Lan luôn giữ vị trí là quốc gia xuất khẩu sầu riêng nhiều nhất, chiếm thị phần cao nhất ở thị trường Trung Quốc.
Nhưng trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sầu riêng tươi của Trung Quốc từ Thái Lan giảm mạnh, tỷ trọng nhập khẩu sầu riêng tươi từ Thái Lan giảm xuống còn 60% trong tổng lượng nhập khẩu, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong bối cảnh đó, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam vào Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ. 4 tháng đầu năm nay, Trung Quốc chi hơn 369 triệu USD, nhập khẩu hơn 79.000 tấn sầu riêng tươi của Việt Nam, tăng 91% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Hiện sầu riêng tươi Việt Nam chiếm 39,2% tổng lượng sầu riêng tươi Trung Quốc nhập khẩu, tăng 25,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Cũng theo thông tin từ Bộ Công thương, mùa trồng trọt ở tỉnh Chanthaburi - một trong những vùng sản xuất sầu riêng chính của Thái Lan, thường kéo dài từ tháng 3 - tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, nhiệt độ tại địa phương đã dao động quanh mức 40 độ C trong nhiều tuần và hạn hán sau đó gây ảnh hưởng đến cây sầu riêng.
Thời tiết nắng nóng khiến những quả sầu riêng chưa hái bị tách ra trên cây. Một số hộ dân đã phải mua nước để tưới cho trang trại, dẫn đến chi phí tưới tiêu cao. Sầu riêng được định giá dựa trên trọng lượng và kích thước, nhưng nhiệt độ cao đã đẩy nhanh quá trình chín, khiến sầu riêng có kích thước và chất lượng kém.
Trong những tháng vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đang có có các giải pháp hỗ trợ nông dân trồng sầu riêng ở phía đông nước này khi hạn hán kéo dài đang đe dọa làm hỏng vụ sầu riêng tại khu vực. Cục Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan có nhiệm vụ cung cấp nước cho các trang trại; trong khi Cục Khuyến nông được yêu cầu hướng dẫn để giúp nông dân đối phó với điều kiện khô hạn.
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho rằng xuất khẩu sầu riêng Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng khi có lợi thế sản xuất quanh năm. Nông dân trồng sầu riêng đã làm chủ kỹ thuật canh tác rải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch.
"Vấn đề khó hiện nay là số lượng mã số vùng trồng được cấp là quá ít cho với nhu cầu xuất khẩu, tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc", ông Nguyên nói.
Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Việt Nam đang có 768 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu vào Trung Quốc và đang có hơn 700 mã số khác đang chờ Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyêt.
Mới đây, ngành sầu riêng tiếp tục đón nhận thêm tin vui. Tại cuộc tọa đàm giữa Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Trung và Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Triệu Tăng Liên về quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại nông sản diễn ra tại Hà Nội ngày 6.6 vừa qua, đại diện Tổng cục Hải quan Trung Quốc cam kết sẽ sớm hoàn tất các thủ tục để ký nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với sầu riêng đông lạnh của Việt Nam.
Tạo tài khoản để theo dõi đơn hàng, lưu danh sách sản phẩm yêu thích, nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Lợi thế vận chuyển khiến sầu riêng Việt Nam ngày càng gia tăng “miếng bánh thị phần” tại Trung Quốc.
Theo South China Morning Post, giá sầu riêng bán tại Trung Quốc - thị trường có sức tiêu thụ lớn nhất thế giới với loại trái cây vua, đã giảm mạnh vào tháng 5 vừa qua, khi Việt Nam vượt mặt Thái Lan trong cuộc cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu sầu riêng.
Trên nền tảng mua sắm trực tuyến Pupu, giá một quả sầu riêng nặng 6 kg giảm từ 279 nhân dân tệ xuống còn 179-209 nhân dân tệ (980.000 đồng xuống còn 627.000 - 733.000 đồng).
Zhao Yu, chuyên gia tài chính 37 tuổi sống tại Thượng Hải cho biết tại cửa hàng quen nơi cô hay mua sầu riêng, giá 1kg sầu giảm từ 56 nhân dân tệ xuống 48 nhân dân tệ, (193.000 đồng xuống 168.000 đồng). Mức giá này tất nhiên không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định mua hàng 2 lần trong một tháng của cô.
“Khi nào hàng về nhiều, giá sẽ giảm. Sầu riêng càng chất đống, bạn càng nhận rõ điều đó”, Zhao nói.
Tại Trung Quốc, cuộc cạnh tranh giành thị phần trong mảng cung ứng sầu riêng đã trở thành cuộc đọ sức giữa hai đối thủ lớn đến từ Đông Nam Á, đó là Việt Nam và Thái Lan. Nhu cầu sầu riêng của Trung Quốc lớn đến mức nước này liên tục phải nhập khẩu sầu riêng từ bên thứ ba, do sản lượng trong nước quá nhỏ. Sầu riêng được người dân ở đây ưa chuộng, thậm chí còn dùng để tặng quà cưới.
Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, vào tháng 4/2024, giá nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan là 5,8 USD/kg (147.000 đồng), tăng nhẹ so với mức trung bình là 5,38 USD/kg (137.000 đồng). Trong khi đó, sầu riêng Việt Nam được nhập khẩu với giá 4,22 USD/kg (107.000 đồng).
Truyền thông quốc tế đánh giá nắng nóng gay gắt ở Thái Lan vào tháng 4 và tháng 5 đã làm giảm sản lượng thu hoạch sầu riêng của quốc gia này, đồng thời làm sầu riêng bị nứt vỏ hoặc bị khô ở bên trong.
Một doanh nghiệp nhập khẩu trái cây tại Chiết Giang nói rằng một số lô sầu riêng từ Thái Lan đang ở tình trạng “quá nóng”, do đó được định giá thấp hơn giá thị trường.
Dữ liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc cũng cho thấy trong 4 tháng đầu năm, sầu riêng Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc đã mất 49% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dù vậy, Thái Lan vẫn nắm giữ 66% thị phần xuất khẩu sầu riêng trên thị trường Trung Quốc.
Trái ngược với sầu riêng Thái Lan, sầu riêng Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đang tăng rất mạnh. Trong 4 tháng đầu năm 2024, sầu riêng Việt Nam nhập vào Trung Quốc đạt 79,3 nghìn tấn, trị giá 369,8 triệu USD, tăng 91,% về lượng và tăng 81,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Tỷ trọng của sầu riêng Việt Nam trong tổng lượng sầu riêng nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 39,2%, tăng mạnh so với mức 13,3% của cùng kỳ 2023. Qua đó, giúp Việt Nam giữ vững vị thế là nước cung cấp sầu riêng lớn thứ hai cho thị trường Trung Quốc, và “gặm nhấm” miếng bánh thị phần từ Thái Lan, theo South China Morning Post.
Một nhà tư vấn Thái Lan nói với tờ Bangkok Post rằng dù bỏ qua biến động nhiệt độ, Việt Nam đang hưởng lợi hơn Thái Lan nhờ chi phí sản xuất thấp hơn, đặc biệt là chi phí vận chuyển bằng cách xuất hàng qua đường bộ.
Ông Aat Pisanwanich, cố vấn của Công ty tư vấn nghiên cứu Thông minh Thái Lan, nhận định rằng phía Việt Nam sẽ vào cuộc để chiếm lĩnh thị trường. “Nếu chính phủ Thái Lan không có sự can thiệp, sản lượng sầu riêng Thái Lan sẽ giảm 53% trong 5 năm tới”, ông nói thêm.
Ở một diễn biến khác, vào ngày 11/6, tờ Nikkei Asia cho biết Thái Lan đang tăng tốc kết nối các tuyến đường sắt quốc gia với mạng lưới đường sắt Lào - Trung Quốc. Dự kiến vào cuối tháng 7, tuyến đường sắt Thái - Lào sẽ hoạt động, mở ra cơ hội vận chuyển nhanh hơn cho các nhóm hàng hóa như thực phẩm, sản phẩm theo mùa và các hàng hóa dễ hư hỏng khác, đặc biệt là sầu riêng.
Phía Việt Nam cũng đang tích cực xúc tiến việc ký kết nghị định thư xuất khẩu sầu riêng đông lạnh vào Trung Quốc, có thể trong quý III/2024 sẽ kết ký xong. Khi đó, giá trị xuất khẩu sầu riêng trong năm nay của Việt Nam sẽ tăng ít nhất là 200 - 300 triệu USD, theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.